Tác dụng của đá cẩm thạch mà bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Đá cẩm thạch có bền không? Đá cẩm thạch có ý nghĩa gì?Tìm hiểu về ý nghĩa và độ cứng của đá cẩm thạchTìm hiểu về đá cẩm thạch
Khái niệm
Đá cẩm thạch là loại đá khoáng quý hiếm, được hình thành trong quá trình dioxy biến chất. Đá cẩm thạch được hình thành từ nhiều hạt và sợi nhỏ, có độ cứng trung bình trong khoảng 6,5 – 7 trên thang độ cứng MOH.
Cẩm thạch (Jade) là danh từ chung để chỉ hai loại đá quý riêng biệt, là Jadeite và Nephrite. Đá cẩm thạch là loại đá quý đa khoáng, trong đó Jadeite hoặc Nephrite chỉ là một trong các thành phần tạo đá, nhưng tên của chúng được dùng để gọi tên đá vì chúng chiếm hàm lượng lớn trong đá, như cẩm thạch Jadeite hoặc cẩm thạch Nephrite. Hiện nay trên thị trường quốc tế, loại đá Jadeite thường được ưa chuộng hơn hơn Nephrite vì có màu sắc đẹp hơn và có tính ứng dụng cao hơn.
Xuất xứ
Nguồn đá Jadeite phổ biến ở Myanmar, Guatemala, Nga, Mỹ, còn đá Nephrite ở Trung Quốc, Nga, Canada, New Zeland và Mỹ. Đá Jadeite đẹp nhất chủ yếu được khai thác từ Myanmar, dòng cao cấp nhất của nó sẽ được gọi là ngọc phỉ thúy. Chúng được bán vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ 16.
Việt Nam đến nay vẫn chưa tìm được nguồn cẩm thạch đẹp ( khai thác một phần tại Sơn La), nên toàn bộ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Hong Kong vì đây là một trong những nơi chế tác và buôn bán cẩm thạch lớn nhất thế giới.
Đặc tính tự nhiên của đá cẩm thạch
Công thức hóa học: NaAlSi2O6 (Jadeite), Ca2(Mg,Fe)5(Si4O11)2(OH)2 (Nephrite)
Cấu trúc: hệ tinh thể đơn nghiêng
Màu: trắng, xanh lục, vàng, nâu, đen, huyết,…
Độ cứng thang MOH: 6.0 – 7.0
Trọng lượng riêng: 2.90 – 3.38
Chiết suất: 1.600 – 1.688
Lưỡng chiết suất: 0.020 – 0.027
Đặc điểm nổi bật của đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch có thành phần hóa học NaAlSi2O6 được hình thành trong các tầng địa chất rất sâu với áp suất cao và nhiệt độ thấp, vì vậy nó có khả năng chịu nhiệt tốt và độ bền cao.
Đá cẩm thạch có kết cấu mịn, đồng đều, cùng các tinh thể SiO2 góp phần lớn vào độ dẻo dai và đặc biệt của loại đá này.
Cấu tạo từ các phân tử nhỏ li ti dạng hạt, lồng ghép vào nhau tạo một sự gắn kết chặt chẽ, nhờ đó đá cẩm thạch có độ cứng đạt 7/10 theo thang độ cứng MOH.
Màu sắc của đá được phân bổ đa dạng xen lẫn các đường vân tạo nét đẹp rất riêng, gồm các màu xanh lá cây, lục bảo, đỏ, cam, vàng, đen,.... Nhưng quý hiếm nhất vẫn là màu xanh lá cây do nó biểu tượng cho sự giàu có và trường thọ.
Yếu tố chính để đo lường giá trị và tác dụng của đá cẩm thạch phụ thuộc vào độ trong của đá. Độ trong suốt tinh khiết quyết định giá trị của đá cẩm thạch. Loại có giá trị nhất là loại đá đạt độ trong suốt như mật ong.
Tác dụng của đá cẩm thạch
Lợi ích về sức khoẻ
Đá cẩm thạch giúp hỗ trợ các bệnh về hệ thần kinh, điều hòa khí huyết, làm giảm các bệnh đau đầu như stress, rối loạn tiền đình. Từ đó giúp cơ thể trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.
Đồng thời, sử dụng đá cẩm thạch cũng giúp điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Ngoài ra, đá cẩm thạch còn giúp cơ thể điều hoà dinh dưỡng, lọc máu và giúp đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Đối với những người bị huyết áp, loại đá này sẽ giúp điều hòa huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người già.
Đá cẩm thạch sẽ giúp cơ thể bài trừ những năng lượng tiêu cực tích tụ trong các cơ quan của cơ thể như tim, gan,...
Loại đá này còn giúp cơ thể thanh lọc các độc tố gây hại cho sức khỏe, cũng như giúp cơ thể tránh được nhiễm trùng do viêm bàng quang và đường tiết niệu.
Các loại đá cẩm thạch cũng được cho là phục hồi và cân bằng năng lượng trong chu trình sinh sản và làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ.
Nó cũng xử lý các rối loạn liên quan đến việc duy trì nòi giống và làm giảm chứng đau bụng trong khi hành kinh của phụ nữ.
Ý nghĩa của đá cẩm thạch trong phong thủy
Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn cho rằng đá cẩm thạch là tinh hoa quý báu nhất của đất trời. Họ cho rằng, khi đeo vòng tay đá cẩm thạch không những tốt cho sức khỏe mà còn đem lại nhiều tài lộc, may mắn.
Cẩm thạch mang lại cho người dùng sự tinh khiết và mang lại nhiều sự may mắn vui vẻ từ cuộc sống. Đồng thời, nó cũng đem lại sự an yên và làm giảm đi sự lo lắng, làm hài hòa tất cả các khía cạnh trong cuộc sống. Giúp gia chủ cảm thấy tràn đầy năng lượng tích cực và hạnh phúc.
Đá cẩm thạch được cho là mang đến sự an yên trong tâm hồn, làm tư tưởng trở nên thuần khiết không vướng bận.
Ngoài ra, loại đá này còn giúp người mang có những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, tránh những cơn ác mộng và sự bồn chồn.
Các loại đá cẩm thạch và các mệnh tương ứng
Đá cẩm thạch được cho là một trong những loại đá mang tính phong thủy tốt nhất hiện nay. Tùy vào mỗi màu sắc mà loại đá này mang lại những ý nghĩa và phù hợp với mỗi bản mệnh khác nhau.
Đá cẩm thạch xanh lục mang đến sức khỏe, may mắn, tài lộc, giúp trấn an tinh thần người dùng. Cùng với nguồn năng lượng dồi dào, loại đá này mang đến sức mạnh và sự lạc quan, giúp tinh thần trở nên thư thái và vui vẻ hơn, màu sắc xanh lục của đá phù hợp với người mệnh Mộc, Hỏa.
Đá cẩm thạch trắng mang vẻ đẹp ngọt ngào, thanh khiết tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc vợ chồng, mang ý nghĩa đem lại sự hòa thuận, bền vững của các thành viên trong gia đình. Trong kinh doanh, đá cẩm thạch trắng mang ý nghĩa thu hút tiền tài, mở rộng các mối quan hệ. Tác dụng của đá cẩm thạch màu trắng phát huy hiệu quả nhất khi thuộc về bản chủ có mệnh Kim, Thủy.
Đá cẩm thạch vàng, nâu mang nguồn năng lượng tích cực có thể trấn áp tà khí, giúp cho gia chủ thuận về đường công danh phát tài lộc, màu vàng ấm áp mang lại sự tươi trẻ và nhiệt huyết. Màu sắc vàng nâu của loại đá này phù hợp với mệnh Thổ, Kim
Ngoài ra, còn rất nhiều tác dụng của đá cẩm thạch liên quan đến nhiều màu sắc khác như đen, tím, cam,....
Ứng dụng của đá cẩm thạch trong đời sống
Với những ưu điểm về nét đẹp tự nhiên và yếu tố phong thủy, các nghệ nhân đã chế tạo ra các vật phẩm trang sức từ ngọc cẩm thạch như vòng tay, chuỗi vòng đeo cổ, chuỗi đeo tay,... Bởi người đeo mong muốn rằng khi mang đá cẩm thạch bên mình sẽ tính thẩm mỹ cao và vừa mang ý nghĩa về mặt phong thuỷ, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho chủ nhân.
Đá cẩm thạch còn được ứng dụng trong xây dựng như ốp đá bề mặt ngoài căn nhà, làm cầu thang, lát gạch phòng bếp hoặc lát tường cho phòng khách. Loại đá này vừa mang lại sự sang trọng quyền quý cho căn nhà, vừa mang ý nghĩa thu hút vận khí tốt, điều hòa nguồn sinh khí dồi dào cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, các loại cẩm thạch không màu hoặc có màu nhạt thường có nguồn gốc từ cacbonat calci tinh khiết, nên được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Có khoảng 3/4 cacbonat calci bột được sản xuất trên thế giới là từ Cẩm thạch. Cẩm thạch dạng hạt mịn hoặc bột cacbonat calci là thành phần trong giấy, trong các sản phẩm khác như kem đánh răng, nhựa, và sơn. Hoặc được dùng làm chất độn trong nhiều hợp chất do có độ tương phản cao và chịu được thời tiết.
Lời kết
Tóm lại, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và những tác dụng của đá cẩm thạch khi sử dụng loại đá này. Mong rằng các bạn đã có những lựa chọn trong việc ứng dụng loại đá xinh đẹp này vào bản thân cũng như gia đình bạn nhé!