meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu về các mẫu gạch xây nhà

Thứ ba, 07/06/2022-18:06
Gạch xây nhà là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên khuôn mẫu của công trình. Để ngôi nhà được xây dựng vững chắc thì việc chọn gạch xây là rất quan trọng, nhưng xây như thế nào mới là điều quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý và ứng dụng của những loại gạch này khi xây nhà mà gia chủ cần quan tâm để đảm bảo an toàn và chất lượng cho ngôi nhà.

Gạch xây nhà là gì?

Gạch được con người tạo ra từ rất lâu đời, đến nay gạch có rất nhiều chủng loại phong phú, đa dạng và có vai trò cần thiết trong lĩnh vực xây dựng. Gạch xây là vật liệu được xây dựng để tạo nên cấu trúc cơ bản cũng như khung kết cấu của công trình. 

Khi lựa chọn loại gạch xây dựng với kiểu nhà hợp lý sẽ giảm được chi phí xây dựng. Nhờ đó, gạch đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng như tạo nên kết cấu, kiến trúc cũng như chức năng bảo vệ con người khỏi những tác động. 


Gạch xây nhà đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng
Gạch xây nhà đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng

Các loại gạch xây nhà thông dụng 

Gạch đất nung (gạch gốm truyền thống)

Cấu tạo: Gạch đất nung là một trong những loại gạch xây nhà, được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, sấy khô thành gạch đỏ cứng và chắc.

Đặc tính

  • Gạch đất nung truyền thống có giá thành rẻ và được sử dụng rộng rãi.
  • Độ bền công trình cao.
  • Nó là một vật liệu rất dễ vỡ và bị mất trong quá trình vận chuyển.
  • Độ bền thấp.
  • Quá trình sản xuất sản phẩm, sinh ra nhiều khí độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
  • Trọng lượng của viên gạch khoảng 2kg. Khả năng hút ẩm từ 14%-18%.

Ứng dụng: Là vật liệu phổ biến thông dụng trong xây dựng nhà ở, công trình công cộng…


Gạch nung được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao
Gạch nung được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao

Gạch bê tông cốt liệu

Cấu tạo: Gạch bê tông cốt liệu được tạo thành từ xi măng, cát và các chất phụ gia thông qua quá trình rung thủy lực, các hạt cốt liệu được đưa vào khuôn chặt chẽ. Đây là loại gạch được sản xuất nhiều nhất trong các loại gạch không nung.

Ưu điểm: Giá thành rẻ, chịu lực tốt, tỷ trọng lớn, khối lượng nhỏ.

Nhược điểm: Lớp thạch cao nặng, dày, hút nước mạnh làm nứt nhiều công trình, không thích hợp cho nhà cao tầng.

Ứng dụng: Thường được sử dụng để thi công ở các vị trí: Hàng rào, tường ngoài của các công trình không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.


Gạch bê tông cốt liệu được tạo thành từ xi măng, cát và các chất phụ gia tổng hợp
Gạch bê tông cốt liệu được tạo thành từ xi măng, cát và các chất phụ gia tổng hợp

Gạch nhẹ chưng áp

Cấu tạo: Loại gạch này được sản xuất từ các loại nguyên liệu: xi măng, cát mịn, vôi, bột nhôm được trộn đều và đúc khuôn. Bọt khí của gạch bê tông chưng áp được tạo ra lúc gạch bắt đầu đông kết, bột nhôm phản ứng với phụ gia tạo bọt khí. Những bọt khí này tạo thành các khoảng trống trong bê tông và làm cho bê tông nhẹ hơn, và được tạo ra bằng cách chưng áp.

Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, thi công nhanh, bảo vệ môi trường.

Nhược điểm: Độ hút nước cao, giãn nở mạnh ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Ứng dụng: thường dùng để thi công ở những nơi xây tường bao, các quán ăn ven đường.


Những bọt khí này tạo thành các khoảng trống làm cho bê tông nhẹ hơn
Những bọt khí này tạo thành các khoảng trống làm cho bê tông nhẹ hơn

Gạch bê tông bọt

Cấu tạo: Loại gạch này là loại bê tông nhẹ có nhiều lỗ rỗng li ti phân bố đều khắp viên gạch. Đây là loại bê tông ra đời muộn hơn bê tông cốt liệu và bê tông chưng áp nhưng có ưu điểm vượt trội hơn do đã được cải tiến. Vật liệu sử dụng là bê tông, sợi tổng hợp, chất tạo bọt, phụ gia. Cấu trúc của bê tông khí gần tương tự như cấu trúc của tổ ong.

Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống cháy cực tốt, không co ngót.

Ứng dụng: Thường được sử dụng để thi công ở các vị trí như sàn, tường, vách. Bê tông bọt khí với những ưu điểm được cải tiến nên được sử dụng rộng rãi từ làm đường đến hầm hay các công trình cao tầng.


Loại gạch này có nhiều lỗ rỗng li ti phân bố đều khắp viên gạch
Loại gạch này có nhiều lỗ rỗng li ti phân bố đều khắp viên gạch

Gạch kính

Cấu tạo: Gạch kính hay còn gọi là gạch bóng kiếng là một thành phần kiến trúc được làm từ thủy tinh. Gạch kính giúp ta nhìn được những nơi bị che khuất tầm nhìn đồng thời đón ánh sáng. Các khối thủy tinh hiện đại đã phát triển từ đầu những năm 1900 để cung cấp ánh sáng tự nhiên trong các nhà máy sản xuất. Ngày nay, các khối kính được sử dụng trong các bức tường, giếng trời và đèn chiếu sáng trên vỉa hè.

Ưu điểm: Có tính thẩm mỹ cao, kiểu dáng thanh lịch và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, được chế tác và gia công từ thủy tinh rất cứng và chắc chắn,

Nhược điểm: Vì bề mặt của gạch bóng kiếng rất dễ bị xước, vỡ nên chủ yếu là để lấy sáng cho không gian sử dụng.


Gạch kính giúp ta nhìn được những nơi bị che khuất tầm là vật liệu trang trí tuyệt vời
Gạch kính giúp ta nhìn được những nơi bị che khuất tầm là vật liệu trang trí tuyệt vời

Những thông tin lưu ý về gạch xây nhà 

Khi xây phải xây từ dưới lên trên, áp dụng nguyên tắc tường chính xây trước và tường phụ xây sau, xung quanh xây trước và trong xây sau.

Không được để gạch xây nhà quá khô, nếu khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của hồ và khi tiến hành phun vữa, vữa mất nước sẽ dẫn tới tình trạng nứt nẻ tường. Nhưng không ngâm lâu quá dẫn đến mặt tường sẽ bị “lên hoa” (meo mốc) về sau.

Để tạo liên kết thì bề mặt tiếp giáp nhau, gạch xây nhà phải được trát một lớp hồ dầu giúp tạo liên kết vững chắc giữa bề mặt tiếp giáp.

  • Khi xây phải giăng dây để đảm bảo cho tường phẳng và thẳng.
  • Chú ý về mặt vữa giao động từ 8 tới 12 mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc và bảo đảm mạch no vữa.
  • Có thể xây theo cách: 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang để đảm bảo cho tường đứng vững.
  • Khi xây tường cao không được trồng gạch để đứng lên mà phải có biện pháp thuê giàn giáo xây dựng để hỗ trợ.

Đảm bảo gạch xây đủ nước tránh tình trạng quá khô
Đảm bảo gạch xây đủ nước tránh tình trạng quá khô

Yêu cầu về chất lượng xây gạch nhà

Các viên gạch khi xây phải được chắc chắn và tạo thành một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn chặt với nhau, không có khe hở, nghĩa là mạch đã được lấp đầy bằng vữa.

Vữa phải được trộn đều, dẻo không giảm công đoạn, cần lưu ý sử dụng máy móc, thiết bị phun vữa sẽ giúp sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn, sản phẩm đều và đẹp hơn. Không chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là những phần chịu lực nén nhiều.

Lưu ý phần mép trên phải theo dây căng và mép dưới phải phẳng với mép trên của viên gạch ở ở trên. Nên rải đều vữa, không nên rải một đầu mỏng, một đầu dày sẽ gây ra hiện tượng tường bị hằn. Đó là một phần nhỏ những vấn đề trong xây dựng mà gia chủ phải biết để kiểm tra sau từng công đoạn để ngôi nhà của bạn được kiên cố và an toàn.


Nên rải đều vữa xây không nên rải một đầu mỏng, một đầu dày
Nên rải đều vữa xây không nên rải một đầu mỏng, một đầu dày

So sánh gạch đất nung và gạch không nung

Về nguyên liệu 

Gạch đất nung sử dụng đất sét khai thác từ thiên nhiên, phần lớn từ đất nông nghiệp, được đúc và nung ở nhiệt độ cao.

Gạch không nung sử dụng vật liệu khá đa dạng:

  • Đối với gạch xi măng cốt liệu sử dụng nguyên liệu đá dăm, xi măng trộn với áp suất cao để khô tự nhiên.
  • Đối với gạch xi măng cát sử dụng nguyên liệu xi măng và cát để khô tự nhiên.
  • Đối với gạch không nung, bê tông bọt được sử dụng xi măng, tro xỉ nhà máy nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt điều áp để khô tự nhiên.

Về hình dạng

Gạch đất nung xây tường có một số mẫu mã: gạch đặc và gạch 4 lỗ hoặc 6 lỗ.

Gạch không nung có nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp với mọi công trình xây dựng: có gạch đặc, gạch dùng để đóng cọc thép, gạch để đúc bê tông, .. Gạch không nung có nhiều loại, có loại có kích thước lớn hơn. nhiều so với gạch nung (gấp 5 đến 11 lần) cho phép giảm chi phí trát và tăng tốc độ thi công.

Về cường độ chịu lực 

Đối với những vị trí yêu cầu cường độ chịu lực rất cao (300-400kg / cm2) thì gạch không nung cốt liệu có thể đáp ứng được, còn gạch nung thì không.

Đối với các công trình xây dựng phụ cần giảm trọng lượng gạch bê tông khí chưng áp hoặc gạch bê tông bọt đáp ứng tốt còn gạch nung thì phải tính trọng lượng theo móng hoặc cột. Do ưu điểm là khả năng chịu lực trên từng viên gạch cao nên giảm được lượng ván khuôn sử dụng.


Khả năng chịu lực trên viên gạch sẽ tùy thuộc vào từng loại gạch xây
Khả năng chịu lực trên viên gạch sẽ tùy thuộc vào từng loại gạch xây

Cách tính gạch xây nhà chuẩn theo mét vuông

Hiện nay, tường nhà thông thường sẽ gồm 2 loại chính bao gồm tường 10 có độ dày 110mm và tường 20 có độ dày 220mm. 

Ví dụ, ở miền Bắc thì tường 10 có chiều dày là 110mm, tường 20 là 220mm, thường chọn loại gạch kích cỡ là 6,5 x 10,5 x 22cm, còn ở miền Nam tường 10 dày 100mm, tường 20 dày 200mm, loại gạch là 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm. Khi đã quen với việc này thì họ thường nhớ số viên gạch cụ thể cho 2 loại tường này, đó là:

Ví dụ về cách tính chi tiết của gạch xây nhà

  • Bạn sẽ tính số lớp gạch xây cho 1m bằng công thức: n= 1/ (0,05 + 0,12)= 16,13 lớp.
  • Nếu xây theo phương pháp 4 dọc 1 ngang thì số lượng viên gạch trong 1 lớp ngang là a = (L/ (0,885 + 0,01)) x 2 = ( 5/ (0,095 x 2= 52, 632 viên). Số viên trong 1 lớp dọc là b = (l/ (0,185 + 0,010) x 2 = (5/0,195 x 2 = 51,28 viên.
  • Khi đó, số gạch có trong 1m3 xây tường 200 là: N = (n/5) x ( 1 x a+ 4 x b) = 16,13/5) x ( 1 x 52,632 + 4 x 51,28) = 832 viên.

Thông qua những thông tin này, bạn có thể biết được cụ thể 1 mét vuông tường bao nhiêu viên gạch đối với mọi trường hợp. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng tính được số lượng viên gạch cần dùng để xây nhà là bao nhiêu tránh bị lãng phí không cần thiết.


Tính toán số lượng gạch kỹ càng trước khi đưa vào xây dựng
Tính toán số lượng gạch kỹ càng trước khi đưa vào xây dựng

Kết luận 

Gạch xây nhà là một loại vật liệu không thể thiếu và cực kỳ quan trọng trong ngành xây dựng. Ngày nay, với công nghệ hiện đại phát minh ra nhiều loại gạch xây nhà có ưu điểm vượt trội hơn so với gạch truyền thống. Trên đây là một số mẫu gạch phổ biến và được ưa chuộng nhất. Hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn loại gạch phù hợp cho công trình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

3 giờ trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

4 giờ trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

4 giờ trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

4 giờ trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

23 giờ trước