TikTok chuẩn bị giới thiệu tính năng bán hàng livestream tại Mỹ sau động thái nới lỏng từ chính quyền ông Biden
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, TikTok đang triển khai tính năng bán hàng livestream tại Bắc Mỹ. Tờ Financial Times cho biết công ty đang lên kế hoạch thuê đơn vị vận hành dịch vụ này sau khi thử nghiệm thương mại điện tử tại Anh gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển.
TikTok sắp hợp tác với TalkShopLive (một dịch vụ có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) nhằm đưa tính năng TikTok Shop đến thị trường Mỹ. Các công nghệ nền tảng sẽ được cung cấp thông qua TalkShopLive. Dịch vụ này cũng sẽ hỗ trợ các phiên livestream do các nhãn hàng, influencer và những hãng bán lẻ thực hiện nhằm mục đích bán hàng trên kênh TikTok.
TikTok và TalkShopLive hiện vẫn đang thương thảo thỏa thuận và hợp đồng hai bên vẫn chưa được ký kết.
Thông qua tính năng TikTok Shop, người dùng có thể mua sản phẩm qua đường dẫn hiển thị trên màn hình TikTok ở các phiên livestream, được giới thiệu tại Anh vào năm 2021. Anh là là thị trường đầu tiên của TikTok Shop bên ngoài khu vực châu Á. Tính năng này trước đó đã xuất hiện tại Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Douyin, phiên bản TikTok tại thị trường Trung Quốc là một minh chứng rõ nét cho thấy mức độ hiệu quả của mô hình kinh doanh bán hàng thông qua livestream. Doanh số bán hàng livestream trên Douyin ở thời điểm tháng 5 năm nay đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 9 triệu phiên bán hàng livestream đã được thực hiện trên Douyin hàng tháng trong giai đoạn này và cũng có hơn 10 triệu sản phẩm được bán ra.
TikTok có động thái trên trong tình trạng ứng dụng video ngắn này phải đối mặt với sự nghi ngờ từ chính phủ Mỹ về việc bảo vệ dữ liệu của người dùng nước này. Chính quyền của ông Joe Biden hiện đang xem xét lại lệnh cấm TikTok hoạt động tại Mỹ mà trước đó đã được đưa ra bởi ông Donald Trump. Financial Times cho hay TikTok cũng đang làm việc với Mỹ về những giải pháp bảo đảm an toàn dữ liệu mới.
Từ đầu năm đến nay, TikTok vạch ra kế hoạch bắt đầu triển khai dịch vụ mua sắm qua livestream ở khắp khu vực châu Âu. Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm tại Anh không đem lại kết quả khả quan, kế hoạch đó đang bị tạm hoãn. TikTok Shop tại thị trường Anh không đạt được mục tiêu về doanh số, trong khi đó, nhiều nhãn hàng và nhiều influencer cũng lần lượt dừng hợp tác. Trước đó, TikTok đã phủ nhận thông tin về việc chính thức mở rộng tính năng này tại Mỹ và châu Âu.
Hàng năm, TalkShopLive đã từng thực hiện hàng nghìn phiên livestream. Tính năng này đã có 4 năm kinh nghiệm triển khai hình thức thương mại thông qua livestream. Công ty này cũng từng hợp tác với MSN Shopping (Microsoft) và Walmart để mang đến hạ tầng công nghệ cho dịch vụ mua sắm thông qua livestream.
TalkShopLive hồi tháng 7 năm ngoái đã gọi vốn thành công 6 triệu USD ở vòng gọi vốn seed mở rộng được dẫn dắt bởi Raine Ventures. TalkShopLive trước đó 5 tháng cũng đã gọi được 3 triệu USD ở vòng seed.
Một nguồn tin thân cận với kế hoạch chia sẻ rằng: “TikTok muốn biện pháp khoán mảng dịch vụ này cho bất kỳ ai có thể hỗ trợ các quy trình có liên quan đến mua sắm livestream”.
Nguồn tin cũng cho biết thêm trong tháng tới, tính năng này được kỳ vọng sẽ ra mắt với một số thương hiệu lớn để kịp thời đón đầu mùa mua sắm lễ hội cuối năm.
Mỗi phiên livestream, TalkShopLive có thể sẽ tính phí tương đương khoảng 10% doanh số của buổi đó. TikTok ban đầu sẽ là người trả khoản phí này. Với công nghệ của TalkShopLive, các nhãn hàng có thể thực hiện livestream cùng lúc trên website thương mại điện tử của mình.
TikTok nói: “Khi mở rộng TikTok Shop đến các thị trường, chúng tôi sẽ tập trung theo nhu cầu và liên tục khám phá những lựa chọn mới và mang tính khác biệt để mang tới cộng đồng, các nhà bán hàng khắp nơi trên thế giới cũng như các nhà sáng tạo nội dung một cách tốt nhất. Những sự cố gắng này bao gồm hợp tác để đem đến trải nghiệm thương mại điện tử liền mạch cho các nhà bán hàng. Đó là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của TikTok”.
Các đối thủ như Meta và YouTube trong một vài năm gần đây cũng đã bắt đầu triển khai thử nghiệm các tính năng bán hàng livestream, tuy nhiên không thu về những kết quả tốt. Vào tháng 10, Meta dự định đóng cửa tính năng bán hàng livestream trên Facebook, và hiện nay công ty vẫn mới chỉ thử nghiệm ban đầu tính năng mua sắm trên Instagram.
Ở một mặt khác, tại Anh, tính năng mua sắm của TikTok đang bị để ý sau khi một báo cáo được phát hành từ Financial Times cho thấy các nhân sự thương mại điện tử tại văn phòng London đang nghỉ việc hàng loạt. Theo nhận định của những người này, TikTok có mục tiêu kinh doanh phi thực tế và quy định văn hóa làm việc quá khắc nghiệt. Một nhân sự cấp cao tại đây đã nói với các nhân sự ở London rằng ông không tin vào việc nghỉ thai sản và đã lập tức bị thay thế.
Chia sẻ với Financial Times, Katie Hansen, chuyên gia phân tích bán lẻ và TMĐT tại Mintel cho biết: “Tại Mỹ, những người tham gia livestream đang tăng lên, mặc dù so với các thị trường như Trung Quốc thì vẫn chậm hơn. Điều này cho thấy người dùng đang trong quá trình thử nghiệm và để khuyến khích họ sử dụng tính năng này trên mạng xã hội thì việc đào tạo thị trường là cần thiết”.
Mua sắm trực tiếp đã không diễn ra ở Bắc Mỹ như mong đợi. Facebook lần đầu tiên bắt đầu thử nghiệm nó vào năm 2018 , nhưng tháng trước họ đã thông báo rằng công ty sẽ ngừng hoạt động tính năng này để tập trung vào Reels. Amazon cũng đã thử nghiệm với các buổi phát trực tiếp theo phong cách QVC từ những người có ảnh hưởng trước đợt bán hàng Amazon Prime Day vào tháng 7 nhưng không cung cấp bất kỳ con số nào về doanh thu mà họ có thể tạo ra từ những video trực tiếp này.