sapo-1704879906.jpg
 
sub-1-1704880023.jpg
 

Nửa cuối năm 2022 và nửa đầu 2023, có thể nói thị trường trái phiếu doanh nghiệp “quay cuồng trong sóng gió”. Bắt đầu tư việc xử lý sai phạm của một số doanh nghiệp lớn, niềm tin với nhà đầu tư với trái phiếu lao dốc. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như rơi vào đóng băng, lượng phát hành thành công chưa tới 1% so với cùng kỳ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ bắt đầu rục rịch “tan băng” bắt đầu tư khi Nghị định 08 được ban hành, tạm ngưng một số quy định tại Nghị định 65 trước đó và tạo hành lang pháp lý để tổ chức phát hành đàm phán, gia hạn với nhà đầu tư cũng như cho phép hoán đổi trái phiếu sang sản phẩm khác.
Theo đó, từ quý 2/2023 trở đi, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng sau cao hơn tháng trước và trong quý 3/2023, lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ cao gấp gần 2,7 lần quý trước, tăng gần 40% so với cùng kỳ.
Theo số liệu của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vẫn duy trì khá tích cực trong tháng 12/2023. 

Số liệu được công bố đến ngày 22/12/2023, có 25 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công, với tổng giá trị phát hành đạt hơn 16.481 tỷ đồng, giảm 54,1% so với tháng trước đó, nhưng vẫn cao gấp gần 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

a1-1704940961.jpg
 

Còn theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 31.12.2023, có 55 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 12 với tổng giá trị 42.806 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 7,06%/năm, kỳ hạn trung bình là 5,97 năm.

Tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng, gồm 29 đợt phát hành ra công chúng trị giá 37.071 tỷ đồng (chiếm 11,9% tổng giá trị phát hành) và 286 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 275.028 tỷ đồng (chiếm 88,1% tổng số).
Ngân hàng là nhóm ngành phát hành nhiều nhất với 176.006 tỷ đồng (tương đương 56,5% tổng giá trị phát hành), theo sau là nhóm bất động sản với 73.202 tỷ đồng (chiếm 23,5%).
Đáng chú ý, trong tháng 12, các doanh nghiệp đã mua lại 32.677 tỷ đồng, giảm 50,4% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp cũng tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn, ví dụ Tập đoàn CEO, Tập đoàn Hà Đô, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Đông Dương…

Đánh giá về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chứng khoán VCBS cũng cho rằng: Quy mô thị trường dần bước vào giai đoạn ổn định. Quá trình tái cơ cấu tiếp diễn với nghị định 08 trong bối cảnh thuận lợi hơn nhờ lãi suất ở mức thấp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thứ cấp dần ổn định với lượng niêm yết và thanh khoản tăng.

quote-1-1704942886.jpg
 
sub-2-1704880052.jpg
 

Với việc khởi sắc vào những tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã “hạ cánh mềm” và dự báo sẽ lạc quan hơn trong năm 2024.
Bà Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ SSI cho biết, vào cuối 2022, không ít lo ngại về những điều sẽ xảy ra trong 2023. Tuy nhiên, diễn biến thị trường cho thấy đã có sự “hạ cánh mềm”.
Trong đó, theo bà Ngọc Anh, việc Nghị định 08 ra đời đã có ý nghĩa quan trọng khi tạo hành lang pháp lý cho việc các bên cùng đàm phán, gia hạn trái phiếu, cũng như việc đưa vào vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ… đã góp phần rất lớn cho việc khôi phục lại niềm tin thị trường.
“Trước đây, khi chưa có thị trường trái phiếu tập trung, các nhà đầu tư thứ cấp chỉ có thể thông qua hệ thống phân phối, môi giới để tiếp cận thông tin, dẫn đến rủi ro tiếp cận thông tin không đầy đủ thì thị trường giao dịch tập trung khắc phục được điều này. Qua đó, giảm đi rủi ro cho các nhà đầu tư”, bà Ngọc Anh nói.

a2-1704943433.jpg
 

Do đó, bà Ngọc Anh đánh giá, kết thúc năm 2023 cũng là thời điểm những khó khăn đã dần qua đi và năm 2024 sẽ là những cơ hội của thị trường này.
Cung cấp thông tin cho báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng cho hay, thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ tập trung giá trị giao dịch 218.000 tỉ đồng, bình quân 1.880 tỉ đồng/phiên.

Hiện nay, đã có trên 887 mã trái phiếu của 249 tổ chức đăng ký trái phiếu đã được đăng ký và giao dịch. Việc này đã góp phần cải thiện tính minh bạch cũng như tăng tính thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp.
Nói với phóng viên, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cũng ghi nhân diễn biến lạc quan của thị trường trái phiếu qua sự “lội ngược dòng” vào 6 tháng cuối năm 2023. Theo vị chuyên gia, các nhóm chính sách được ban hành vừa qua đã phát huy hiệu lực tích cực, trong đó nhiều quy định chưa có tiền lệ tại Nghị định số 08/2023/NĐ-CP. Theo đó, thị trường đã tạm thời bước qua giai đoạn khó khăn nhất. Cũng theo ông Thịnh, việc xử lý vi phạm trên thị trường trái phiếu thời gian qua cũng như việc rút ra các bài học kinh nghiệm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 sẽ ấm dần lên và phát triển theo hướng lành mạnh hơn. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng vì trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, giúp giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng áp lực trái phiếu đáo hạn còn rất lớn trong năm 2024-2025 và quá trình tái cơ cấu không chỉ trong ngày một ngày hai, mà cần quá trình dài hơi. Do đó, việc thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường cần được đặc biệt chú ý.

quote-2-1704946987.jpg
 
sub-3-1704880079.jpg
 

Dù cho rằng trái phiếu doanh nghiệp là kênh vốn hiệu quả đối với doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng (vốn chủ yếu phục vụ cho vay ngắn hạn), nhưng các chuyên gia đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn không ít rủi ro, lỗ hổng.
Theo các chuyên gia, năng lực, uy tín của nhiều đơn vị phát hành chưa đảm bảo, ví dụ nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn chủ hạn chế nhưng lại liên tục phát hành lượng trái phiếu lớn; tỷ lệ trái phiếu không có tài sản đảm bảo còn nhiều…
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, không ít chủ thể phát hành trái phiếu trên thị trường không minh bạch, năng lực không đảm bảo. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sử dụng tiền từ huy động trái phiếu không đúng với mục đích phát hành. Tức là, doanh nghiệp phát hành trái phiếu để triển khai dự án A, nhưng thực tế họ lại dùng tiền này để đầu tư cho dự án B, hoặc để làm việc khác, không minh bạch với nhà đầu tư.

a3-1704955489.jpg
 

“Chưa kể, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa có sự minh bạch và giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, dẫn đến hàng loạt sai phạm thời gian qua, gây mất niềm tin của nhà đầu tư. Trong khi, nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa am hiểu thị trường, chưa nắm hết những rủi ro có thể gặp phải”, ông Nhân nói.
Có chung nhận định, PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua còn thiếu thông tin và minh bạch. Nhiều doanh nghiệp phát hành không cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ thông tin về tình hình tài chính cũng như các rủi ro có thể gặp phải, dẫn đến các nhà đầu tư cũng khó có thể đánh giá được rủi ro trước khi đầu tư.
Theo ông Huân, còn một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp có mức rủi ro tín dụng cao, nhất là các doanh nghiệp bất động sản. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp khó có thể trả vốn và lãi đúng hạn như thoả thuận ban đầu với nhà đầu tư. 
Ngoài ra, ở góc độ pháp lý, thời gian qua, một số quy định liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường. 

a4-1704956335.jpg
 

Do vậy, ông Huân đề nghị cần tái cấu trúc toàn diện thị trường trái phiếu theo hướng minh bạch, công khai, đặc biệt cần thông tin để nhà đầu tư hiểu về thị trường, lường trước những rủi ro có thể gặp phải trước khi tham gia thị trường; đồng thời cần hoàn thiện hành lang pháp lý, quy định rõ trách nhiệm của các bên, trong đó có kênh phân phối, tư vấn, tránh tình trạng tư vấn “mập mờ”, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. 

Đồng quan điểm về việc cần minh bạch thị trường, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm để lành mạnh thị trường, khôi phục niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định tại các luật liên quan về phát hành trái phiếu, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường... Đặc biệt, theo ông Thịnh, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường trách nhiệm, tiếp tục giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp của các đơn vị liên quan. 

33-1704959468.jpg
 

Đối với nhà đầu tư, ông Thịnh cho rằng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tham gia vào thị trường, phải nắm được tình hình kinh doanh cũng như “sức khoẻ” của doanh nghiệp phát hành để tự quyết định “khẩu vị” đầu tư của mình.3
Mới đây, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm các quy định trong cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, như: tư vấn hồ sơ chào bán, đấu thầu, đại lý phát hành, lưu ký...; không được xác nhận chuyển nhượng với trái phiếu thuộc dạng phải đăng ký. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

quote-3-1704962941.jpg
 
tac-gia-1704880108.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

3 giờ trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

3 giờ trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

8 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

8 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

11 giờ trước