Thị trường chứng khoán hôm nay 9/1: Cổ phiếu trụ kéo VN-Index tăng điểm phiên đầu tuần
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/1: Áp lực bán chốt lời cuối phiên, thị trường rung lắcThị trường chứng khoán hôm nay 3/1: VN-Index chào 2023 với phiên tăng hơn 36 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 30/12: VN-Index chốt năm 2022 "bốc hơi" 33%Chỉ số VN-Index tăng điểm phiên đầu tuần
Theo Tin nhanh chứng khoán, mặc dù mở cửa phiên giao dịch đầu tuần khá thuận lợi, chỉ số VN-Index nhanh chóng vượt mốc 1,060 điểm khiến các nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ còn tiếp tục tăng tốc sau tuần đầu năm đầy hứng khởi, nhưng thực tế lại không như mong đợi.
Ngay khi thử thách ngưỡng 1.060 điểm, thị trường đã hạ độ cao và đi ngang quanh vùng giá 1.055 điểm trong suốt nửa còn lại phiên sáng. Trạng thái phân hóa diễn ra khá mạnh trên thị trường, nhóm cổ phiếu trụ là ngân hàng đóng vai trò điểm tựa chính của thị trường.
Diễn biến mong manh này đã khiến thị trường trở nên yếu hơn trong phiên chiều. Áp lực bán gia tăng sau khoảng 30 phút đã đẩy VN-Index về sát mốc tham chiếu cũng như nhanh chóng đổi sắc.
Thị trường giằng co nhẹ quang mốc tham chiếu và tưởng chừng sẽ đóng cửa trong sắc đó, nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn làm tốt nhiệm vụ là trụ đỡ chính với tâm điểm chính là "anh cả" VCB đã kịp thời kéo chỉ số chính qua mốc tham chiếu trong đợt khớp lệnh ATC bất chấp sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử.
Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 149 mã tăng và 234 mã giảm, VN-Index tăng nhẹ 2,77 điểm (+0,26%) lên 1.054,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 475,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 8.518 tỷ đồng, giảm 31,08% về khối lượng và 28,7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 6/1. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 88,86 triệu đơn vị, giá trị 2.004,48 tỷ đồng.
Sàn HNX có 69 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,47%), xuống 209,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,62 triệu đơn vị, giá trị 642,56 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,15 triệu đơn vị, giá trị 112,88 tỷ đồng.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 72,73 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 19 triệu đơn vị, giá trị 260,37 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,71 triệu đơn vị, giá trị 59,98 tỷ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nâng đỡ thị trường, cả nhóm VN30 tăng gần 4 điểm với 16/30 số cổ phiếu tăng giá. Nhiều cái tên ghi nhận mức tăng với biên độ hơn 1% như NVL, VIB, VCB, CTG, VJC, HPG, STB, HDB. Ở chiều ngược lại, các mã PDR (-2,7%), MWG (-2,67%), BID (-1,56%), POW (-1,28%),... là những tác nhân khiến chỉ số chính không thể bứt phá mạnh.
Ở nhóm ngân hàng, nhiều mã phân hóa mạnh mẽ. Đà tăng tốt diễn ra tại VBB, với việc mã này tăng hơn 10%, xếp sau đó các mã VIB, EIB, VCB, CTG, STB, TCB, NVB, VPB,…cũng đồng thuận nhuộm "sắc xanh. Ngược lại, BID, NAB, LPB, ABB, KLB, SHB,… lại tỏ ra yếu thế khi giảm từ 0,4 - 3% giá trị.
Nhóm bất động sản diễn biến với sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn, loạt cổ phiếu giảm điểm giao động trong khoảng từ 2% - 5%, có thể kể đến các mã như QCG, DTD, PDR, DXG, DXS, CEO, NLG,… Dù vậy, nhóm này vẫn xuất hiện những tia sáng le lói như HPX khi tăng kịch trần phiên hôm nay, hay như NVL, NRC, CII, DLG tăng tốt từ 1% đến 3%.
Xét theo mức độ đóng góp, VCB trở thành đầu tàu đóng góp 3,4 điểm tăng giúp VN-Index ngược dòng thành công, theo sau đó là CTG, VNM, HVN,.. cũng trở thành những điểm sáng. Tuy nhiên, VIC, BID, MWG, SAB,... lại là những tác nhân kìm hãm đà tăng của chỉ số chính.
Thanh khoản trên sàn HoSE "hụt hơi" khi giá trị khớp lệnh đạt 6.514 tỷ đồng; tương ứng giảm tới 36% so với phiên trước.
Khối ngoại tiếp đà mua ròng hơn 550 tỷ đồng
Diễn biến cùng chiều với đà tăng của thị trường chung, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng tổng giá trị 556 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua của nhà đầu tư nước ngoài tập trung giải ngân ở các mã HPG, CTG trong khi bán ròng BID, DGC.
Trên HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng giá trị xấp xỉ 538 tỷ đồng. Cụ thể, tại chiều mua, HPG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 88 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là CTG với 47 tỷ đồng. Ngoài ra, khối này còn mua ròng 2 chứng chỉ quỹ là FUEVFVND và FUESSVFL với giá trị lần lượt 43 tỷ và 39 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, mã BID chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 23 tỷ đồng, xếp sau là DGC và FRT bị bán ròng lần lượt 21 và 17 tỷ đồng. Ngoài ra, trong danh sách mua ròng còn có KDG (-10 tỷ đồng), PVT (-7 tỷ đồng).
Trên HNX, nhà đầu tư ngoại mua ròng với giá trị gần 14 tỷ đồng. Trong đó, TNG được mua ròng mạnh nhất với 7 tỷ đồng, ngoài ra còn có CEO, IDC, PVS, SHS... với giá trị mua ròng mỗi mã gần 1-3 tỷ đồng. Ngược lại, các mã IDV, ONE, THD, IPA,.... bị bán ròng mạnh nhất, song giá trị chỉ khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Trên UPCoM, nhà đầu tư ngoại hôm nay mua ròng nhẹ 4 tỷ đồng. Tại chiều mua, BSR được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất 2 triệu đồng, ngoài ra họ cũng mua ròng ACV (1 tỷ đồng), MCH, VOC.... với giá trị không đáng kể. Tại chiều bán, VTP bị bán mạnh nhất với giá trị 100 triệu đồng, theo sau đó là SWC, TCI, RIC, VAB,... mỗi mã vài chục triệu đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều ghi nhận tăng nhẹ, trong đó VN30F2301 đáo hạn gần nhất đóng cửa tăng 2,6 điểm (+0,2%) lên 1.053,6 điểm, dẫn đầu thanh khoản với 266.050 đơn vị, khối lượng mở gần 48.980 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng CHPG2221 với khối lượng giao dịch cao nhất khi có 1,9 triệu đơn vị đã tăng 22,2% lên 110 đồng/cq. Theo sau là CSTB2222 với 1,18 triệu đơn vị, đóng cửa đứng giá tham chiếu 1.290 đồng/cq.