Thị trường chứng khoán hôm nay 8/11: Cổ phiếu ngân hàng trở thành "công thần", VN-Index đảo chiều tăng hơn 6 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/11: Sắc đỏ bao trùm toàn bộ thị trường, VN-Index mất mốc 1.000Thị trường chứng khoán hôm nay 3/11: Dòng tiền tiếp tục đứng ngoài, giao dịch ảm đạmThị trường chứng khoán hôm nay 2/11: Cổ phiếu trụ bị ép mạnh, VN-Index quay đầu giảm gần 11 điểmVN-Index đảo chiều tăng hơn 6 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 8/11, dư âm từ hai phiên giảm sâu trước đó tiếp tục gây sức ép khiến thị trường giảm mạnh ngay khi mở cửa, VN-Index nhanh chóng thủng đáy 960 điểm và rung lắc mạnh quanh ngưỡng này. Trong bối cảnh thị trường diễn biến tương đối tích cực, chỉ số không giảm sâu và ghi nhận những nhịp phục hồi nhờ nhóm cổ phiếu bluechips thu hút dòng tiền khá tốt bởi đã giảm mạnh sau những phiên lao dốc trước đó.
Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, sức ép tiếp tục được duy trì khiến nhóm bất động sản vẫn nằm sàn la liệt. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm ngân hàng cùng một số mã bluechips thuộc các nhóm bán lẻ, dầu khí, hàng tiêu dùng đã giúp VN-Index đảo chiều thành công và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
Chốt phiên, với 209 mã tăng và 232 mã giảm (39 mã giảm sàn), VN-Index tăng 6,46 điểm (+0,66%) lên 981,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 660,72 triệu đơn vị, giá trị là 10.373,74 tỷ đồng, nhích nhẹ về khối lượng nhưng giảm nhẹ về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 118,2 triệu đơn vị, giá trị 2.256,6 tỷ đồng.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 1,21 điểm (+0,61%) lên 199,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 56,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 840 tỷ đồng, giảm 9% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên ngày 7/11. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 8 triệu đơn vị với giá trị hơn 426 tỷ đồng.
Với 112 mã tăng và 151 mã giảm, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,04%) lên 72,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt mức 20,74 triệu đơn vị, giá trị 287,29 tỷ đồng, giảm 3% về khối lượng nhưng tăng nhẹ gần 15 về giá trị so với phiên 7/11.
Cổ phiếu ngân hàng trở thành "công thần"
Phiên hôm nay 8/11, cổ phiếu bất động sản vẫn tiếp tục chìm trong trạng thái tiêu cực khi những nỗ lực mua nhỏ giọt của nhà đầu tư nhanh chóng bị dập tắt bởi lực bán quyết liệt, một số mã thậm chí mất thanh khoản ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch.
Nổi bật trong đó là mã NVL của Novaland khi chạm sàn phiên thứ 4 liên tiếp để rơi về mức giá 51.900 đồng và chưa đến 350.000 cổ phiếu được sang tay. Trong khi kết phiên, nhà đầu tư vẫn đang tranh bán sàn gần 20 triệu đơn vị khác.
Một mã vốn hóa lớn khác là PDR của Phát Đạt khi ghi nhận phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp về mức 32.500 đồng, đây cũng là chuỗi 15 phiên giảm điểm liên tiếp, khiến cổ phiếu này mất đến 35% giá trị. Cổ phiếu này cũng sớm mất thanh khoản và còn hơn 17 triệu đơn vị chất bán sàn.
Ngoài ra, DIG của DIC Corp còn hơn 17,5 triệu cổ phiếu tranh bán giá thấp nhất, DXG của Đất Xanh hay DXS cũng chìm trong sắc xanh lơ. Cổ phiếu ngành xây dựng như CTD, HBC, FCN cũng không thoát khỏi cảnh bán sàn.
Bên cạnh nhóm bất động sản, cổ phiếu thép cũng diễn biến bất lợi. Trong đó, dẫn đầu là HPG của Hòa Phát khi giảm mạnh phiên thứ 4 liên tiếp về giá 13.150 đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. HSG và NKG thậm chí còn giảm kịch sàn, về mức đáy hơn 2 năm.
Trái ngược với nhà đầu tư bất động sản đang "mắc cạn" thì nhóm đầu tư vào cổ ngân hàng lại hưởng niềm vui lớn khi hàng loạt mã bứt phá, qua đó gồng gánh mạnh mẽ thị trường và giúp chỉ số tăng điểm.
Trong đó, đóng góp mạnh mẽ nhất cho thị trường phải kể đến mã BID của BIDV với mức tăng 4,8% lên 34.900 đồng, VCB của Vietcombank cũng tham gia vào lực kéo với đà tăng 1,1% lên 72.600 đồng. Ngoài ra còn phải ghi nhận CTG đi lên 25, ACB thêm 3,1%, thậm chí LPB, STB có thời điểm chạm giá trần.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn khác cũng tham gia hỗ trợ thị trường như GAS của đại gia dầu khí PV Gas khi mã này tăng 1,3% lên 114.400 đồng. MWG của Thế Giới Di Động cũng bứt pahs 4,1%. Ngoài ra còn có GVR đi lên 4,8%, MSN lấy lại 1,8%...
Nhóm cổ phiếu năng lượng năng lượng giao dịch tích cực với mã hàng đầu ngành điện là POW của PV Power được tranh mua giá trần 10.450 đồng, cổ phiếu dầu khí PVS bứt phá 6,5% hay PVD đạt mức tăng 4%.
Độ rộng thị trường có sự phân hóa với xu hướng nghiêng về sắc đỏ. Toàn sàn ghi nhận 479 mã giảm giá, 392 mã tăng giá cùng 168 mã đứng tại mức tham chiếu.
Trong phiên giao dịch phân hóa hôm nay, khối tự doanh chứng khoán đảo chiều bán ròng hơn 55 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó, nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì xu hướng tích cực khi mua ròng mạnh 524 tỷ đồng, tập trung mua KDH, PVS và POW.
Trên HoSE, khối ngoại mua ròng hơn 26 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 524 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu bất động sản KDH được mua tích cực với 101 tỷ đồng, POW cũng mua ròng 56 tỷ đồng, DGC được mua ròng 53 tỷ đồng. Ngoài ra còn có cổ phiếu VNM và SSI với giá trị lần lượt 50 tỷ đồng và 38 tỷ đồng. Ngược lại CTG và VIC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 55 tỷ đồng và 34 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có HSG (31 tỷ đồng), HDB (29 tỷ đồng) và FUESSVFL (23 tỷ đồng).
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều tăng, trong đó, hợp đồng đáo hạn gần nhất là VN30F2211 tăng 22,1 điểm (+2,3%) lên 972 điểm, khớp lệnh gần 435.199 đơn vị, khối lượng mở 49.486 đơn vị.
Với thị trường chứng quyền, sắc xanh chiếm ưu thế, nhưng 2 mã khớp lệnh nhiều nhất lại đứng giá tham chiếu, lần lượt là CHPG2202 với hơn 5,95 triệu đơn vị ở mức giá 20 đồng/CQ và CMWG2211 với 3,59 triệu đơn vị ở mức giá 30 đồng/CQ.
Mặc dù thị trường tăng điểm trở lại sau 4 ngày lao dốc liên tục nhưng hầu hết các nhà đầu tư vẫn chưa hết lo lắng khi cổ phiếu mà họ nắm giữ đã lỗ thêm từ 15-30% sau chuỗi ngày giảm sàn.