meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 25/10: Thị trường xoay chiều như tàu lượn, cổ phiếu ngân hàng lấy lại sắc xanh cho VN-Index

Thứ ba, 25/10/2022-17:10
Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ với lực kéo chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, ở chiều ngược lại nhiều nhóm lao dốc khá mạnh, thậm chí vẫn ghi nhận 100 mã giảm sàn.

Theo Zing, sau phiên bán tháo đầu tuần, nhà đầu tư tiếp tục trải qua nhiều cung bậc cảm xúc hơn trong phiên 25/10 khi sự giằng co mạnh của bên mua và bên bán đã dẫn đến sự đảo chiều trong biên độ lớn.

Sau nhịp giằng co thời điểm mở cửa, VN-Index đã lao dốc nhanh do sự bán tháo ở những mã ngành lớn như NHM, VND, VIC. Sau đó chỉ số đã có sự hồi phục nhanh về cuối phiên sáng, thậm chí là lấy lại được sắc xanh khi nhóm ngân hàng bứt phá.

Đà đi lên nối tiếp ngay khi mở cửa phiên chiều đã giúp VN-Index chiếm lại ngưỡng tâm lý 1.000 điểm và duy trì mức này trong gần 2 tiếng sau đó. Sắc tím lan tỏa rộng dần trên trên bảng điện tử, đặc biệt trong nhóm ngân hàng với nhiều mã được kéo lên kịch trần, cổ phiếu phiếu thép cũng thăng hoa trở lại, HPG thậm chí có lúc cũng có sắc tím. Tuy nhiên, VN-Index lại đảo chiều rất nhanh sang sắc đỏ về cuối ngày và một lần nữa được kéo vọt lên sắc xanh trong phiên ATC. Lực mua kéo trở lại ở nhóm thép và ngân hàng, qua đó cũng kéo theo VN-Index quay đầu hồi hơn 18 điểm so với đáy của phiên chiều và đóng cửa với mức tăng hơn 11,5 điểm so với mức tham chiếu.

Theo đó, đóng cửa với 199 mã tăng và 247 mã giảm (47 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index tăng thêm 11,55 điểm (+1,17%) lên 997,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 751,17 triệu đơn vị, giá trị 12.607,56 tỷ đồng, tăng gần 15% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 80,9 triệu đơn vị, giá trị 1.568 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 25/10
Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 25/10

Chốt phiên với 56 mã tăng và 128 mã giảm (30 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 1,48 điểm (-0,71%) xuống 208,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là hơn 78,2 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 1.049 tỷ đồng, tăng 22% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên 24/10. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,93 triệu đơn vị, giá trị 412,5 tỷ đồng.

Với 110 mã tăng và 172 mã giảm (21 mã giảm sàn), chỉ số UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,26%) xuống 76,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là hơn 33,44 triệu đơn vị, giá trị 441,54 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% về khối lượng, nhưng giảm 1% về giá trị so với phiên 24/10. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Thị trường chứng kiến sự phân hóa rất đậm nét khi có những ngành tăng kịch trần, xong lại có những nhóm giảm hết biên độ. Trong đó, động lực quan trọng nhất trong phiên hôm nay đến từ sắc "xanh tím" của nhóm ngân hàng.

Nhiều cái tên có thời điểm đã leo lên giá trần như CTG, BID, LPB, MBB, STB, ACB, EIB... trước khi thu hẹp dần. Mã đầu ngành VCB của Vietcombank mặc dù tăng 2,8% nhưng vốn hóa cao nhất nên vẫn tạo ra tác động tốt lên thị trường.

Các cổ phiếu trị khác tham gia tích cực vào đà đi lên có thể kể đến nhóm tiêu dùng và bán lẻ với các đại diện như SAB của Sabeco tăng 3,8%, VNM của Vinamilk đi lên 2,7% hay MSN của Masan có thêm 3%, MWG của Thế Giới Di Động tiến thêm 2,8%...

Một số đại diện đến từ ngành thép cũng tỏa sáng với HSG của Hoa Sen tăng trần, HPG của Tập đoàn Hòa Phát bật tăng 4,3% lên 17.100 đồng. Bộ đôi phân bón DCM, DPM cũng ghi nhận sắc tím hay cổ phiếu hóa chất DGC, CSV cũng đi lên mạnh mẽ.


VN-Index có một phiên xoay chiều như tàu lượn để kết phiên trong sắc xanh
VN-Index có một phiên xoay chiều như tàu lượn để kết phiên trong sắc xanh

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều cổ phiếu từ mức giảm rất sâu đã kịp phục hồi về cuối phiên cũng là nguyên nhân giúp VN-Index đi lên. Trong đó, nổi bật nhất là VHM khi phần lớn thời gian bị bán sàn đồng thời là mã tác động xấu nhất. Tuy nhiên, VHM lại được kéo lên mức tham chiếu trong phiên ATC trước sự ngỡ ngàng của cổ đông.

Diễn biến trái ngược với ngân hàng là sự tiêu cực trong nhóm bất động sản. Các mã đầu ngành này vẫn bị bán tháo dữ dội với nhiều cổ phiếu giảm sàn liên tiếp như DXG, HDC, DIG, CEO hay các mã công nghiệp như KBC, VGC giảm hết biên độ cho phép.

Cổ phiếu ngành thủy sản chìm trong biển lửa với mức giảm phổ biến từ 2-5%. Cổ phiếu ngành điện như PGV, GEG, BCG, ASM có thời điểm đã giảm về giá sàn. Nhóm cổ phiếu đầu cơ còn rớt mạnh hơn tại nhiều nhóm như Louis, Apec, DNP... và nhiều mã đơn lẻ khác.

Mặc dù tốc độ mua bán giằng co mạnh mẽ nhưng giá trị giao dịch lại không ghi nhận đột biến với tổng giá trị trên các sàn đạt 14.119 tỷ đồng, cao hơn 3% so với phiên đầu tuần.

Cổ phiếu được giao dịch lớn nhất trong phiên hôm nay là VND của Chứng khoán VNDirect. Mã này bị chất bán sàn khối lượng lớn trong phiên sáng, nhưng sau đó đã được giải cứu và lại bị bán sàn về cuối ngày. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 65,5 triệu cổ phiếu (hơn 5% vốn công ty), trong đó phần lớn gần 45 triệu đã khớp lệnh tại giá sàn 11.450 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thị trường còn ghi nhận sự tiêu cực đến từ nhóm nhà đầu tư tổ chức tự doanh. Khi khối này bán ròng thêm 78 tỷ đồng trên HoSE và là ngày thứ 13 liên tiếp thực hiện bán ròng. Trong khi đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng không khá hơn khi cũng bán ròng 89 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, trong đó CV30F2211 đáo hạn gần nhất ngày 17/11/2022 tăng 19 điểm (2%) lên 961 điểm, khớp lệnh hơn 644.954 đơn vị, khối lượng mở 43.991 đơn vị.


Phái sinh thanh khoản kỷ lục
Phái sinh thanh khoản kỷ lục

Diễn biến trên thị trường chứng quyền khá cân bằng, trong đó, CTCB2212 có khối lượng khớp lệnh cao nhất với hơn 2,322 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 7,1% xuống 130 đồng/CQ. Kế tiếp là CTCB2211 khớp 2,319 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 25% lên 50 đồng/CQ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước