Thị trường chứng khoán hôm nay 19/9: "Bốc hơi" gần 29 điểm với gần 100 mã nằm sàn, VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 16/9: VN-Index giảm mạnh trong phiên các quỹ ETF tái cơ cấuThị trường chứng khoán hôm nay 15/9: Tâm lý thị trường cải thiện giúp VN-Index tăng gần 5 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 14/9: VN-Index thu hẹp đà giảm, cổ phiếu chứng khoán, bất động sản "ngược dòng"VN-Index 'bốc hơi' gần 29 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, sau diễn biến ảm đạm của phiên sáng, thị trường tiếp tục bước vào phiên chiều đầu tuần với việc không có thêm thông tin hỗ trợ. Những lo ngại về tình tình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến tâm lý thị trường trong nước cũng trở nên bi quan hơn. Hiện tại, giới đầu tư trên toàn cầu đang "nín thở" chờ xem Fed có mạnh tay tăng lãi suất thêm 1 điểm % trong kỳ họp ngày 21/9 tới hay không.
Ngoài lực cầu tham gia thận trọng sau chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp, chỉ số VN-Index liên tục để mất các mốc hỗ trợ, áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường tiếp tục giảm sâu. VN-Index để mất khoảng 20 điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch chiều. Và điều không mong chờ cũng đã đến khi thị trường chuẩn bị bước vào đợt khớp lệnh ATC. Áp lực bán tháo trên diện rộng đã khiến thị trường chìm trong sắn đỏ với cả trăm mã nằm sàn. Các chỉ số trên thị trường lao dốc đồng loạt, trong đó, VN-Index đã rơi về gần mốc 1.200 điểm – vùng được các nhà phân tích đánh giá là vùng hỗ trợ mạnh.
Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 64 mã tăng và tới 399 mã giảm (bao gồm 66 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index giảm 28,6 điểm (-2,32%), xuống 1.205,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 702 triệu đơn vị, tương đương giá trị 16.706 tỷ đồng, tăng 11% về khối lượng và 7,71% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 16/9.
Sàn HNX có 51 mã tăng và 162 mã giảm (23 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 8,63 điểm (-3,16%), xuống 264,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 84,46 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 1.835,55 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 6,92 triệu đơn vị, giá trị hơn 173 tỷ đồng.
UpCoM-Index ghi nhận mức giảm 1,12 điểm (-1,25%), xuống 88,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,17 triệu đơn vị, tương đương 629 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,58 triệu đơn vị, giá trị gần 39 tỷ đồng.
Cổ phiếu lao dốc hàng loạt
Mặc dù nhóm vốn hóa lớn có tỷ lệ mất giá thấp hơn nhưng tỷ trọng vốn hóa lại các có tác động xấu nhất. Theo đó, rổ lớn nhất VN30 ghi nhận mức giảm 1,83% với số lượng 27/30 mã giảm giá, rổ vốn hóa vừa VNMID lao dốc 3,21% và chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu nhỏ VNSML rơi đến 3,74%.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường là ngân hàng gây ra tác động tiêu cực nhất. Hàng loạt mã chìm trong sắc đỏ với mức giảm tương đối sâu, có thể kể đến như BID bị bán mất 3,7% giá, TPB rơi 5,9%, SHB lao dốc 5,1% hay MBB mất 3,7% giá trị.
Một cổ phiếu trong nhóm VN30 thậm chí còn giảm về giá sàn đó là GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cụ thể, mã này đã bị bán hết biên độ về 22.900 đồng, gây ra đến 1,7 điểm giảm cho toàn thị trường.
Cổ phiếu chứng khoán không kém phần bi đát khi chứng kiến nhiều cổ phiếu giảm kịch sản như VCI, VIX, FTS, BSI, CTS, AGR, ORS. Một số cổ phiếu khác cũng không khả quan hơn là bao, như VND giảm 6,05%, SSI giảm 5,91%, HCM giảm 5,51%.
Đối với nhóm bất động sản, mặc dù VIC chỉ tăng nhẹ 0,64% nhưng cũng trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số. Đại đa số các cổ phiếu còn lại ghi nhận sắc đỏ như VHM giảm 2,01%, VRE giảm 2,51%, NVL giảm 1,62%, PDR giảm 4,67% cùng hàng loạt cổ phiếu giảm kịch biên độ như KBC, CII, HDG, SZC, KHG, DPG, CKG, SCR, TCD, HDC...
Nhóm thép cũng "nếm mật nằm gai" với hàng loạt cổ phiếu giảm sâu. Nhiều cổ phiếu nằm sàn la liệt như NKG, HSG, TLH, SMC. Riêng "ông lớn" HPG giảm 1,5%.
Trong diễn biến đỏ lửa của thị trường vẫn xuất hiện nhiều trường hợp đi ngược. Trong đó, VIC và FPT là 2 mã xanh duy nhất trong nhóm vốn hóa lớn VN30, hay mã EIB cũng là sắc xanh hiếm hoi đại diện của ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu tầm trung cũng bứt phá ấn tượng khỏi xu thế, đơn cử như nhóm đầu tư công có PLC bứt phá 6,8% đạt 29.700 đồng, HHV tăng hơn 5% lên 15.700 đồng, BMC tăng 4,7%. Ngoài ra, bộ đôi HAG leo thêm 1,8% lên 13.850 đồng và HNG tiến 0,8% đạt 6.160 đồng.
Cơ bản, thị trường chung vẫn chìm trong "biển lửa" với sắc đỏ chiếm áp đảo. Thanh khoản thị trường nhìn chung có sự gia tăng nhưng chủ yếu do áp lực bán tháo với tổng giá trị giao dịch tăng 9% lên mức 19.412 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại phiên hôm nay thực hiện mua ròng 99 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó khối này mua ròng 126 tỷ đồng trên HoSE, bán ròng 3 tỷ đồng trên HNX cũng như mua ròng gần 13 tỷ đồng trên UPCoM.
Cụ thể, trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 149 tỷ đồng. Trong đó, mã HPG dẫn đầu về giá trị mua ròng với 121 tỷ đồng. Kế đến, khối ngoại tập trung mua hai mã DGC và VNM với lần lượt giá trị là 39 tỷ đồng và 29 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn ngoại cũng hút ròng tại hai mã VCB và VRE với giá trị lần lượt là 22 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.
Ở diễn biến ngược lại, giao dịch bán chủ yếu tập trung ở VND với hơn 22 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhóm nhà đầu tư này cũng rút ròng DGW (20 tỷ đồng), SSI (11 tỷ đồng), KDH (10 tỷ đồng)...
Tại HNX, diễn biến có phần ngược chiều khi khối ngoại bán ròng 9 tỷ đồng. Trong đó, tập trung bán tại IDC với giá trị hơn 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hai mã SHS và NSH cũng bị rút ròng lần lượt là gần 1,1 tỷ đồng và 0,7 tỷ đồng.
Diễn biến tại sàn UPCoM, dòng tiền nhà đầu tư ngoại bán ròng 5 tỷ đồng trong phiên hôm nay, trong khi đó, tập trung mua ròng BSR (4,5 tỷ đồng), SIP (2,6 tỷ đồng), GE2 (0,3 tỷ đồng).