meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 14/3: Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm hơn 12 điểm

Thứ ba, 14/03/2023-17:03
Chỉ số VN-Index tiếp tục chứng kiến áp lực điều chỉnh. Lực cầu yếu ớt trong khi áp lực bán dâng cao khiến thị trường nới rộng đà giảm về cuối phiên. Nhiều nhóm ngành giao dịch ảm đạm, điểm hình như Chứng khoán, Bất động sản, Thép,...

VN-Index nới rộng đà giảm lên gần 13 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, trong phiên 13/3 trước đó, trái ngược với dự đoán trước đó, thông tin về việc Silicon Valley Bank (SVB) phá sản không tác động nhiều đến thị trường chứng khoán châu Á, trong đó với chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index chỉ đóng cửa với mức giảm nhẹ, thanh khoản thậm chí còn vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn nửa tháng qua, vượt mức 11.000 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm nay 14/3, dường như tin xấu mới bắt đầu "ngấm". Trên thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á, các chỉ số chính của khu vực đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm sâu hơn 2% như Nikkei 225, Hang Seng, Kospi...

Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này khi sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện. Áp lực bán xuất hiện ở tất cả các nhóm cổ phiếu và được duy trì trong suốt phiên, đặc biệt ở nhóm ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán,... khiến đà giảm của VN-Index ngày càng nới rộng, thậm chí có thời điểm giảm tới hơn 15 điểm. 

Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 56 mã tăng và 365 mã giảm, VN-Index giảm 12,67 điểm (-1,2%) xuống 1.040,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 621,18 triệu đơn vị, giá trị gần 10.447,2 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên giao dịch ngày 13/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 62 triệu đơn vị, giá trị gần 1.290 tỷ đồng.


VN-Index nới rộng đà giảm. Nguồn FireAnt
VN-Index nới rộng đà giảm. Nguồn FireAnt

Trước sức ép bán mạnh, rổ VN30 chỉ còn 2 mã tăng nhẹ hơn 1% là SAB và VJC, còn lại có tới 25 mã giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là GVR với 4,2% về 14.300 đồng, tiếp theo là các mã HPG -3,8%, SSI -3,1%, NVL -2,7%, BID -2,6%...

Đáng chú ý trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu tài chính khi chịu áp lực lớn, điển hình là nhóm chứng khoán khi nhiều cổ phiếu có thị phần môi giới lớn giảm mạnh có thể kể đến như SSI -3,1%, VND -3,4%, HCM -4,6%, VCI -3,9%, BSI -3,9%... tương ứng SSI khớp lệnh hơn 15 triệu đơn vị, VND khớp 14,9 triệu đơn vị, HCM khớp hơn 7 triệu đơn vị…

Sắc đỏ cũng bao trùm cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngoại trừ SHB tăng nhẹ, còn lại hầu hết đều giảm điểm, trong đó EIB giảm mạnh nhất 3,7% về 19.350 đồng. Phiên hôm nay, cổ phiếu VPB chính thức ngắt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp khi đứng giá tham chiếu 19.400 tỷ đồng, giao dịch cũng không bùng nổ như phiên trước với giá trị khớp lệnh gần 23 triệu đơn vị. STB khớp lệnh 25,3 triệu đơn vị, giảm 2,4% về 24.400 đồng. LPB khớp 16,3 triệu đơn vị, giảm 0,7% về 14.650 đồng. SHB +0,4% lên 9.980 đồng, khớp lệnh 12,68 triệu đơn vị.

Hầu hết cổ phiếu bất động sản đều giảm khá mạnh và dường như không thể bứt phá. Hàng loạt mã giảm trên 4% như DPG, HDC, DXG, DRH, DIG, OGC,… trong khi phần nhiều cổ phiếu nhóm ngành này điều chỉnh từ 2% đến hơn 35. Ở chiều ngược lại, DXS, LCG, DTD,.. ngược dòng tăng dao động từ 1% đến hơn 3%.

Diễn biến tương tự, cổ phiếu thép cũng giảm mạnh, nhất là những mã đầu ngành như HPG -3,8% về 20.300 đồng; HSG -4% xuống 15.550 đồng; NKG -5,8% xuống 15.450 đồng.

Bên cạnh đó, một nhóm cổ phiếu phòng thủ cũng không thoát khỏi tình trạng chung là nhóm dầu khí. Những mã điển hình như PVC, PVB, PVT, PVS, PSH, PXS,… đều đồng loạt giảm sâu từ 3,5% đến sát giá sàn.


Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Nguồn Vietstock
Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Nguồn Vietstock

Thanh khoản HoSE tiếp tục được cải thiện nhẹ so với phiên giao dịch trước, giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 9.158 tỷ đồng.

Sàn HNX đóng cửa với 58 mã tăng và 115 mã giảm, HNX-Index giảm 3,3 điểm (-1,6%) xuống 202,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh sàn này đạt hơn 78,04 triệu đơn vị, giá trị 1140,37 tỷ đồng, tăng lần lượt khoảng 54% cả về khối lượng và giá trị so với phiên ngày 13/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,4 triệu đơn vị, giá trị 136,3 tỷ đồng.

UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (-0,79%) xuống 75,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,18 triệu đơn vị, giá trị 447,53 tỷ đồng, tăng 49% về khối lượng và 55% giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 6,8 triệu đơn vị, giá trị 125,6 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm, trong đó hợp đồng VN30F2303 đáo hạn trong tuần này đã ghi nhận giảm 10,1 điểm (-1%) về 1.037,6 điểm, khớp lệnh 273.728 đơn vị, khối lượng mở 45.096 đơn vị.

Khối ngoại tiếp tục là "điểm sáng" khi giải ngân trên diện rộng

Trái ngược với diễn biến trồi sụt của chỉ số chính, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục trở thành điểm sáng khi mua ròng 410 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 385 tỷ đồng. Trong đó, VHM được mua ròng mạnh nhất trên sàn với giá trị khoảng 69 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách là SSI, HSG, POW với giá trị mua ròng khoảng 60 tỷ đồng mỗi mã. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 31 tỷ đồng. Ngoài ra, cổ phiếu STB và VCB cũng bị khối ngoại bán mạnh trên HoSE với giá trị lần lượt là 29 và 17 tỷ đồng.


Khối ngoại tiếp tục là "điểm sáng" khi mua ròng hơn 400 tỷ đồng
Khối ngoại tiếp tục là "điểm sáng" khi mua ròng hơn 400 tỷ đồng

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 13 tỷ đồng. Tại chiều mua, IDC và TNG là những mã được mua ròng nhiều nhất với lần lượt 9 và 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVI cũng được rót ròng nhẹ 2 tỷ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu PLC bị bán ròng mạnh nhất 2 tỷ đồng, theo sau là BVS, SHS, NVB,... cũng bị bán ròng, song giá trị không nhiều.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 12 tỷ đồng. Cụ thể, tại chiều mua, BSR là cổ phiếu được mua mạnh nhất với khoảng 6 tỷ đồng, tiếp theo là VTP, CST,... được mua với giá trị vài tỷ đồng. Ngược lại, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng PGB, RIC, CSI, VGI,... với giá trị mỗi cổ phiếu dưới 200 triệu đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

6 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

6 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

6 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

6 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước