Thị trường chứng khoán hôm nay 12/12: VN-Index bất ngờ đảo chiều cuối phiên
Theo Vnbusiness, tuy đầu phiên ngày 12/12 vẫn diễn ra một cách yên bình với sắc xanh bao phủ bảng điện cùng dòng tiền chảy vào thị trường khá tích cực. Nhưng khi áp lực bán trở lại, nhất là đối với các nhóm cổ phiếu trụ của thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khiến cho điểm số có một pha “quay xe” vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/12, VN-Index đóng cửa với mốc 1032.07, giảm mạnh tới 19.84 điểm (-1.88%). Thanh khoản cho thấy sự cải thiện hơn phiên trước đó khi có trên 900 triệu cổ phiếu được giao dịch trong ngày, tổng khối lượng khớp lệnh toàn sàn ở mức hơn 16.000 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế hơn khi có tới 286 mã giảm điểm, số mã tăng chỉ đạt 158, còn lại 53 mã đóng cửa tham chiếu.
Ông Đoàn Nguyên Đức: Tôi không bao giờ chơi chứng khoán, con gái tôi mua 10 triệu cổ phiếu đó nhưng không phải để bán ra!
Đối với chuyến thực địa thì Hoàng Anh Gia Lai cho biết, thị tường Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa và các siêu thị cũng đã hoạt động trở lại cũng đang tạo ra nhiều tín hiệu tốt cho việc tiêu thụ chuối cũng như sầu riêng.Thị trường chứng khoán hôm nay 9/12: Cổ phiếu hàng không "cất cánh", VN-Index giằng co trong phiên cuối tuần
Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch bằng một phiên giằng co trong biên độ hẹp. Tâm lý tích cực giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng, song lực cầu không đủ mạnh khiến chỉ số lùi dưới ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ vào cuối phiên.Chứng khoán VNDIRECT nhận định: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng từ 20 - 25%
Giới phân tích cho biết, mặc dù đang chìm trong khó khăn nhưng đối với ngành xây dựng và vật liệu, đầu tư công cũng sẽ là điểm sáng trong năm 2023 bù đắp được phần nào dành cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.VN30 hôm nay thể hiện một phần tiêu cực hơn khi có mức giảm 27.66 điểm (-2.60%). Nhóm này có tới 23/30 giảm điểm. Trong đó họ cổ phiếu nhà Vingroup có diễn biến đặc biệt khi VIC (-6.93%) ghi nhận một phiên giảm kịch sàn thì VHM (-6.65%) và VRE (-6.40%) cũng suýt nằm sàn trong phiên hôm nay.
Bên cạnh đó, một trong những cổ phiếu đáng chú ý là KDH (-6.99%) phải đóng cửa với mức giá sàn và cũng là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong nhóm. Ngoài ra, nhóm ngân hàng cũng trở thành một trong các tác nhân chính khiến thị trường hôm nay rơi sâu với rất nhiều mã giảm mạnh. Nổi bật trong đó là STB (-4.91%), TCB (-3.72%) hay HDB (-3.57%).
Ở chiều ngược lại, mã NVL (+6.91%) đang rất được chú ý khi bất ngờ đặt mức tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Nhóm cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trong ngày hôm nay là bất động sản. Hàng loạt cổ phiếu của nhóm này trong phiên đóng cửa hôm nay đều ghi nhận mức giá sàn, kết thúc chuỗi tăng nóng trong thời gian qua. Một vài cái tên được chú ý trong nhóm là L14 (-10.00%), CEO (-9.70%), DXG (-6.97%), DIG (-6.82%).
Bên cạnh đó, chứng khoán cũng là nhóm giảm điểm mạnh nhất trong phiên ngày 12/12. Rất nhiều cổ phiếu chứng khoán đang nằm sàn, điển hình như VCI (-6.95%) và VND (-6.77%). Những cổ phiếu khác trong nhóm này như HCM (-5.87%), SSI (-5.43%) đều ghi nhận mức giảm rất mạnh, làm ảnh hưởng tiêu cực tới toàn thị trường.
Ngoài hai nhóm cổ phiếu này thì thép cũng là nhóm gây chú ý khi giảm rất mạnh. HSG (-6.95%) đã đóng cửa phiên với mức giá sàn còn NKG (-6.39%) cũng gần như nằm sàn, thì HPG (-3.13%) là ông lớn duy nhất có mức giảm vừa phải.
Điểm sáng của hôm nay là nhóm cổ phiếu thủy sản và đầu tư công trong bối cảnh Trung Quốc dần mở cửa và Việt Nam cùng nhiều nước khác đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế. Trong lúc ngân hàng trung ương phải kiểm soát chặt hơn vào chính sách tiền tệ để chống lạm phát, cũng như giữ tỷ giá ổn định.
Theo đó, ngoài mã NVL (+6.91%) thì nhóm cổ phiếu thủy sản đã bất ngờ lội ngược dòng một cách ngoạn mục khi đạt mức tăng ấn tượng. Cụ thể, trong khi ANV (+6.90%) và IDI (+6.54%) ghi nhận mức giá trần thì “đại gia” VHC (+2.29%) tuy không quá mạnh nhưng cũng đã có một phiên tăng trưởng tương đối tốt.
Với phiên hôm nay, khối ngoại vẫn tham gia mua ròng nhưng giá trị vẫn sụt giảm khi chỉ đạt mức hơn 300 tỷ đồng. Trong đó có ba cái tên được tham gia mua ròng tích cực nhất trên thị trường là DGC (+65.50 tỷ), SHB (+40.15 tỷ) và FRT (+34.85 tỷ).
Ở chiều ngược lại, hai cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất trong phiên hôm nay là VNM (-40.77 tỷ) và VRE (-35.30 tỷ), theo sau đó là vài cái tên nổi bật khác như VHM (-31.91 tỷ) hay KDH (-29.81 tỷ).
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có lực đỡ từ các hoạt động mua vào của lãnh đạo các doanh nghiệp, cũng như hoạt động mua vào cổ phiếu quỹ. Cụ thể, KDC mới đây đã cho biết sẽ mua lại 10 cổ phiếu (3,57% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành) nhằm giảm vốn điều lệ, bởi họ cho rằng giá cổ phiếu không phải ánh được hết giá trị thực tế và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hỗ trợ một cách tích cực với ngưỡng 1.050 điểm sau một tuần đón hàng loạt thông tin tích cực như: Trung Quốc thông báo nới lỏng chính sách Zero Covid; Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng thương mại, đồng thời bơm thêm tiền qua kênh thị trường để hỗ trợ thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Thị trường vẫn chờ thêm các thông tin vĩ mô trong tuần mới có liên quan tới lạm phát của Mỹ và động thái tiếp theo của Fed về chính sách tiền tệ trong phiên họp cuối cùng của năm 2022 sẽ diễn ra vào thứ 4 - thứ 5 tuần này (14-15/12) và phiên đáo hạn phái sinh diễn ra vào thứ 5 (15/12).
Nhiều khả năng, Fed sẽ hành động như dự báo của giới chuyên gia khi tăng mức lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các bình luận ở cuộc họp báo sau đó của chủ tịch Fed về vấn đề triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
Khối ngoại vẫn duy trì mua ròng cổ phiếu Việt, tuy nhiên giá trị đã giảm mạnh. Họ tập trung mua vào những cổ phiếu như SHB, VCI, STB và bán ra các cổ như HPG, VNM, VRE. Xét về mặt kỹ thuật, vùng kháng cự từ 1.075 - 1.100 điểm được đánh giá là khá mạnh.