meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 11/1: Cổ phiếu trượt dốc, VN-Index thu hẹp đà tăng

Thứ tư, 11/01/2023-17:01
Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà hồi phục ngay khi mở cửa phiên. Sắc xanh lan tỏa ở hầu hết nhóm ngành, song áp lực bán dâng cao về cuối phiên khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp đáng kể.

Theo Nhịp sống kinh tế, sau phiên điều chỉnh, thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến đà hồi phục tích cực ngay từ khi mở cửa. Sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành, nhóm cổ phiếu trụ VN30 vẫn đóng vai trò "đầu tàu" dẫn dắt chỉ số. Nhưng về cuối phiên, áp lực bán dâng cao đã khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp đáng kể.

Trong đó, cổ phiếu vốn hóa lớn giúp giữ nhịp cho chỉ số chính với 20/30 mã tăng, cả nhóm này tăng gần 5 điểm. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như: PDR (+3,86%); ACB (+3,2%); SAB (+2,78%); SSI (+2,12%),… Thậm chí, NVL còn bật tăng hết biên độ lên mức giá 14.900 đồng/cp. Ngược lại, đà giảm xuất hiện ở các mã VRE, VCB, VNM, VPB, STB,… với mức giảm ở trên 1%.


NVL bất ngờ tăng kịch trần, nhóm bất động sản ngập sắc xanh. Nguồn Vietstock
NVL bất ngờ tăng kịch trần, nhóm bất động sản ngập sắc xanh. Nguồn Vietstock

Tại nhóm vật liệu xây dựng, điển hình là thép, chứng khoán hay ngân hàng giao dịch khá tích cực với sắc xanh chiếm ưu thế. Nhiều đại diện bất động sản như DXG, PV2, NTL, PDR, LDG, DIG, TIG,… đều tăng tốt trên 2,5%. Bên cạnh đó, VCI, BVS, AGR, VND, SHS, HCM, MBS, VIG, SSI của nhóm chứng khoán đồng thuận nhuộm sắc xanh.

Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, hàng loạt cái tên như ACB, CTG, KLB, NVB, ABB, BVB,… đều tăng trên 1%, khả quan hơn mức tăng của thị trường chung. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, STB, VPB, VCB,.. lại cài "số lùi".

Chốt phiên, VN-Index ghi nhận tăng 2,41 điểm (+0,23%) lên 1.055,76 điểm; HNX-Index tăng 1,04 điểm lên 211,67 điểm, trong khi UpCOM-Index giảm 0,11 điểm xuống còn 72,37 điểm.

Thanh khoản trên sàn HoSE tăng 15% so với phiên giao dịch trước với giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 8.246 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi khối này mua ròng tổng giá trị 270 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng giá trị xấp xỉ 245 tỷ đồng. Trong đó, CTG được mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 48 tỷ đồng. Ngoài ra, chứng chỉ quỹ FUEVFVND xếp tiếp theo trong danh sách mua trên HoSE với 43 tỷ đồng. Khối này còn mua ròng cổ phiếu VIC và VHM với giá trị lần lượt 30 tỷ và 29 tỷ đồng.

Ngược lại, VCB là cái tên bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 30 tỷ đồng, theo sau còn có VNM và DGC bị bán ròng lần lượt 27 và 20 tỷ đồng. Xếp tiếp theo là BID (-16 tỷ đồng) và FRT (-15 tỷ đồng).


Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào CTG, FUEVFVND trong khi bán ròng VCB, VNM
Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào CTG, FUEVFVND trong khi bán ròng VCB, VNM

Trên HNX, nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất mã IDC với 16 tỷ đồng. Ngoài ra họ còn tìm tới CEO, SHS, MBS... với giá trị mua ròng mỗi mã là gần 1-3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, TNG, VCS, IVS,... bị bán ròng mạnh nhất trên sàn HNX, song giá trị chỉ khoảng vài chục triệu đến trăm triệu đồng.

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ 1 tỷ đồng. Tại chiều mua, BSR được mua ròng mạnh nhất với 1 tỷ đồng, ngoài ra, họ cũng mua ròng các mã SIP, ABI, CSI.... với giá trị không đáng kể. Ở chiều bán, cổ phiếu VTP bị bán mạnh nhất với giá trị 2 tỷ đồng, xếp sau đó là LTG, VEA, CLX,... mỗi mã vài trăm triệu đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

7 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

7 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

7 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

7 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

7 giờ trước