Tháng 8, gửi tiết kiệm ngân hàng nào hưởng lãi suất cao nhất?
BÀI LIÊN QUAN
Cần có chính sách ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước nguy cơ đánh mất thị trườngLãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu “nóng” lên Lãi suất tiết kiệm 10% quay lại thị trườngGửi tiết kiệm tại quầy
Kỳ hạn gửi 1-3 tháng, mức lãi suất cao nhất là 4% tại các ngân hàng gồm SCB, NCB, GPBank, PGBank, ACB, VIB, Kienlongbank. Các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động từ 3,1% - 3,95%. Trong khi đó ở kỳ hạn 1 tháng, ngân hàng MB có mức lãi suất thấp nhất là 2,9%. Ở kỳ hạn 3 tháng, ngân hàng HDBank có mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất là 3,1% một năm.
Kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng CBBank có mức lãi suất cao nhất so với các ngân hàng còn lại, mức lãi suất đạt 7,1% một năm. Ở kỳ hạn tiền gửi này, các ngân hàng thuộc nhóm Big4 (gồm Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank) có mức lãi suất thấp nhất là 4%, không có sự thay đổi so với tháng 7.
Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất là CBBank với mức lãi suất 7,45%. Trong khi đó, nhóm ngân hàng Big4 có mức lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn này thấp nhất là 5,6% một năm, ngân hàng LienVietPostBank và MSB cũng nằm trong nhóm ngân hàng có lãi suất gửi thấp nhất ở mức 5,6% một năm.
Gửi tiết kiệm trực tuyến (online)
Kỳ hạn gửi 1 tháng, ngân hàng NCB có mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 4,1%. Các ngân hàng còn lại có mức lãi suất tiền gửi dao động từ 3% - 4% một năm. Đặc biệt, ở kỳ hạn gửi này, ngân hàng ngân hàng MB có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất là 2,7% một năm.
Kỳ hạn 3 tháng, các ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi dao động từ 3,4% - 4% một năm. Trong đó, ngân hàng NCB có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất đạt 4,1% một năm. Ngân hàng HDBank có mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất là 3,1% một năm.
Kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất lên tới 7,2% một năm là ngân hàng CBBank. Đặc biệt, trong tháng 7 các ngân hàng thuộc nhóm Big4 có mức lãi suất thấp nhất ở mức 4% thì đến tháng 8 chỉ còn 3 ngân hàng gồm Vietinbank, BIDV, Agribank vẫn duy trì mức lãi suất này. Đối với ngân hàng Vietcombank đã nâng 0,2% một năm ở tất cả kỳ hạn phổ biến. Như vậy, ở kỳ hạn này ngân hàng Vietcombank đã có mức lãi suất là 4,2% một năm.
Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng CBBank đã soán ngôi quán quân từ ngân hàng SCB, theo đó mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng CBBank ở kỳ hạn này trong tháng 8/2022 đạt 7,5% một năm. Ngược lại, ngân hàng MB vẫn tiếp tục là đơn vị có mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất là 5,3% một năm.
“Cuộc đua” lãi suất
Như vậy, có thể thấy tháng 8 đây là thời điểm có nhiều ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm nhất kể từ đầu năm đến nay. Hầu hết các ngân hàng tăng lãi suất ở tất cả kỳ hạn, phổ biến với biên độ trên 0,2% một năm. Bên cạnh đó, một số ngân hàng như ABBank, ACB, Sacombank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm 0,5% một năm. Ngân hàng có mức tăng lãi suất tiết kiệm mạnh nhất hiện nay là Sacombank khi cộng thêm 0,65% một năm cho tiền gửi 9 tháng tại quầy và online.
So với tháng 7, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trên toàn thị trường tăng 9 điểm cơ bản lên bình quân 6,16% tại quầy, đây là mức tăng mạnh nhất từ đầu năm tới nay. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi online tăng thêm 3 điểm cơ bản lên 6,7%.
Trong tháng 8 này, ngân hàng CBBank giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng lãi suất gửi tiết kiệm ở cả hai hình thức gửi tại quầy và gửi online ở kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng quốc doanh thuộc nhóm Big4 cũng điều chỉnh mức lãi suất tiết kiệm. Như tại ngân hàng Vietcombank, cộng 0,1% một năm vào lãi suất tiền gửi 1, 3 và 12 tháng tại quầy. Với khách hàng gửi tiết kiệm online, đơn vị này nâng 0,2% một năm ở tất cả kỳ hạn phổ biến. Hiện Vietcombank trả 5,6% cho tiền gửi 12 tháng tại quầy và 5,8% với kênh online.
Ngân hàng BIDV và Agribank cũng điều chỉnh lãi suất tăng 0,1% cho kỳ hạn gửi 12 tháng. Mặc dù vậy, các ngân hàng quốc doanh vẫn xếp ở nhóm cuối bảng với mức lãi tiền gửi rất thấp. Như vậy, lãi suất tiết kiệm 12 tháng của Agribank, Vietcombank, BIDV và Vietinbank đang thấp hơn mức trung bình toàn thị trường từ 0,57-0,65%.
Ngân hàng HDBank lại là ngân hàng duy nhất trong đợt điều chỉnh này giảm biên độ lãi từ 0,2 - 1,8% một năm. Lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy của HDBank có mức giảm thấp nhất còn tiền gửi online 6 tháng có mức giảm mạnh nhất.
Nhiều công ty chứng khoán dự báo trong thời gian tới lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng. Theo SSI Research, lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5-0,7% nếu hạn mức tín dụng được nới. Lãi suất tiết kiệm cả năm có thể tăng 1-1,5%.
Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5%. Con số này được đưa ra trên giả định các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm.
Rút tiết kiệm trước hạn một phần vẫn được hưởng lãi cao
Thông tư 04/2022/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức có hiệu lực từ 1/8.
Lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được quy định như sau:
Trường hợp rút toàn bộ tiền gửi: áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn.
Trường hợp rút một phần tiền gửi: Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, áp dụng mức lãi suất bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn. Đối với phần tiền gửi còn lại, áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi khách hàng rút trước hạn một phần.