meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tập đoàn Sơn Hải giữ "phong độ" đưa dự án cao tốc 7.600 tỷ đồng về đích trước 3 tháng 

Thứ ba, 25/04/2023-13:04
Sau 20 tháng thi công được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại lần đầu tiên có tại Việt Nam, chủ đầu tư dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là Tập đoàn Sơn Hải đã đề nghị tổ chức lễ hoàn thành dự án vào cuối tháng 5 thay vì đầu tháng 9/2023 như kế hoạch.

Áp dụng công nghệ hiện đại 

Theo Vneconomy, dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km gồm 8 km qua huyện Diên Khánh; 30,5 km qua huyện Cam Lâm; 10 km qua TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Dự án thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải xây dựng theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Dự án được khởi công từ tháng 9/2021, tổng kinh phí hơn 7.600 tỷ đồng, dự kiến thời gian thi công là 24 tháng. Dự án quy mô 4 làn xe, điểm đầu tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh. Sau gần hai năm triển khai, công trình hoàn thành hơn 95% tiến độ. 


Sau gần hai năm triển khai, dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã hoàn thành hơn 95% tiến độ. 
Sau gần hai năm triển khai, dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã hoàn thành hơn 95% tiến độ. 

Chiều ngày 20/4/2023, Tập đoàn Sơn Hải đã có văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho tiến hành tổ chức hoàn công và thông xe vào khoảng thời gian từ 27 – 30/5/2023 do đến nay công việc thi công đã cơ bản hoàn thành theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát.

Theo ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải, dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được triển khai trong chưa đầy hai năm, trong bối cảnh đại dịch Covid -19 hoành hành và bão giá tăng cao, công ty đã nỗ lực đưa dự án về đích vượt tiến độ hơn 3 tháng, giữ đúng lời hứa với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.

Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (chủ đầu tư dự án) cho biết, thời điểm ký hợp đồng dự án gặp nhiều khó khăn, mặc dù vậy, đơn vị đã có sự chuẩn bị từ trước, lập kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại lần đầu tiên có tại Việt Nam nên dự án đã về đích sớm 3 tháng so với kế hoạch. 


Xe thảm bê tông nhựa nóng và xe lu lèn hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài được sử dụng tại dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.
Xe thảm bê tông nhựa nóng và xe lu lèn hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài được sử dụng tại dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.

Được biết, doanh nghiệp đã nhập nhiều thiết bị máy móc từ châu Âu và Mỹ để phục vụ công tác thi công. Trong đó, có máy trộn bê tông nhựa chuyên dụng của Đức đã giúp tăng tốc độ thảm, có thể thi công làn 8 m so với công nghệ cũ chỉ thực hiện được làn 4 m. Hàng loạt công nghệ mới còn giúp dự án tiết kiệm nhân công 4 lần so với công nghệ cũ, dây chuyền thảm chỉ cần 5 công nhân vận hành so với 20 kỹ sư, công nhân như trước đây. 

Hệ thống cung cấp vật liệu thảm của dự án nhập khẩu có thể giữ nhiệt độ bê tông nhựa trộn từ nhà máy ra tới công trường, giúp nền đường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Việc xây dựng dải phân cách giữa được nhà thầu dùng máy chuyên dụng, bê tông được đổ liền khối bề mặt láng mịn, không nứt nẻ. Dây chuyền này mỗi ngày có thể đổ một km dải phân cách giữa, tăng gấp đôi công suất so với cách làm cũ. 

Hầm Dốc Sạn là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án, có hai ống tổng chiều dài 1,5 km, vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, đơn vị chủ đầu tư đã bố trí các nhà thầu kinh nghiệm nhất về thi công hầm xuyên núi. Tại hạng mục hầm được bố trí 4 mũi thi công đào và gia cố hầm, hai mũi thi công gia cố mái cửa hầm. Các đơn vị tổ chức thi công ba ca bốn kíp liên tục, trung bình đào được khoảng 10 m hầm mỗi ngày. Hiện công trình được hoàn thiện đổ bê tông vỏ hầm, dự kiến cuối tháng 4 sẽ xong, sớm trước ba tháng theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.


Hầm Dốc Sạn là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.
Hầm Dốc Sạn là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.

Thông xe vào mùa cao điểm du lịch của Khánh Hòa 

Việc dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hoàn thành và thông xe sớm 3 tháng so với kế hoạch sẽ góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các vùng kinh tế trọng điểm và tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Trong thời điểm hiện tại đúng vào dịp cao điểm mùa du lịch của tỉnh Khánh Hòa, lượng khách di chuyển đến và đi rất nhiều. 

Khi tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân trong khu vực, giúp giảm tải cho quốc lộ 1. Nhờ đó các xe lưu thông trên tuyến cao tốc Bắc vào Nam sẽ vào cao tốc Nha Trang - Cam Lâm tại nút giao quốc lộ 27C và ra cao tốc tại nút giao quốc lộ 27B; xe đi từ Nam ra Bắc theo hướng ngược lại.


Tập đoàn Sơn Hải cam kết bảo hành 10 năm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. 
Tập đoàn Sơn Hải cam kết bảo hành 10 năm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. 

Theo cam kết của Tập đoàn Sơn Hải khi đưa đoạn tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm vào sử dụng, mặt đường bằng phẳng không hằn lún, không bong bật, êm thuận kể cả đoạn tiếp giáp vào cầu (khi lưu thông không gập ghềnh). Trong mọi trường hợp xe quá tải trọng, quá lưu lượng và thời tiết bất lợi cũng không làm thay đổi nội dung cam kết bảo hành 10 năm, nhà nước không phải chi bất cứ một khoản tiền gì trong quá trình duy tu sửa chữa trong thời gian bảo hành.

Đánh giá về việc dự án Nha Trang - Cam Lâm hoàn thành trước 3 tháng trong bối cảnh nhiều dự án trọng điểm chậm trễ kéo dài, TS Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, cho rằng cao tốc được đầu tư theo hình thức PPP và có sự tham gia của tư nhân (Tập đoàn Sơn Hải góp hơn 2.600 tỷ đồng) là nguyên nhân chính khiến dự án đẩy nhanh tiến độ. "Khi bỏ vốn vào, doanh nghiệp phải tìm các giải pháp nhằm sớm hoàn thành và thu hồi vốn dự án, mang lại hiệu quả kinh tế", ông Minh nói. 

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình triển khai phát sinh vướng mắc thì doanh nghiệp tư nhân cũng dễ xử lý, tháo gỡ nhanh hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước