Sử dụng kỹ xảo giúp cải thiện hiệu quả và chất lượng công việc
Khái niệm kỹ xảo
Có thể nói, từ "kỹ xảo" từ lâu đã quen thuộc với đời sống con người, đặc biệt trong các ấn phẩm tạp chí, phim ảnh tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tính chất cũng như ứng dụng của khái niệm này.
Kỹ xảo thể hiện kỹ năng, khả năng của con người trong việc thực hiện một công việc nhất định đến mức thành thạo, điêu luyện tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, chất lượng cao. Kỹ xảo nằm ở tầng cao hơn kỹ năng. Kỹ xảo được rèn luyện qua quá trình học tập, nâng cao kiến thức và được tự động hoá thành phản xạ của cơ thể sau thời gian dài luyện tập.
Kỹ xảo mô tả hành động của con người, năng lực sử dụng kỹ thuật sau thời gian dài rèn luyện. Kỹ xảo xuất hiện khi khả năng sử dụng kỹ thuật đạt đến trình độ nhất định.
Có thể nói, khi một hành động xảy ra có ý thức, lặp lại nhiều lần giúp cho con người có năng lực thực hiện hành động đó mà không cần sự kiểm soát từ ý thức. Lúc này, hành động đó được gọi là kỹ xảo.
Sự hình thành của kỹ xảo
Theo định lý về tâm lý học và hành vi, quy luật hình thành của kỹ xảo được giải thích bao gồm:
Quy luật về sự không đồng đều
Có nhiều kỹ xảo ban đầu được rèn luyện nhanh chóng đạt đến trình độ nhất định nhưng lại lộ ra những khuyết điểm riêng biệt và dần thụt lùi, không còn phù hợp với mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, lại có những kỹ xảo cần nhiều thời gian rèn luyện nhưng lại mang đến tác dụng hữu ích.
Quy luật về đỉnh khi rèn luyện kỹ xảo
Quy luật này lý giải về sự phát triển, khi một người muốn cải thiện bản thân phải thường xuyên có sự thay đổi, tìm hiểu các phương pháp học nâng cao, cải thiện năng lực bản thân.
Khi rèn luyện một kỹ xảo nhất định, khi kỹ xảo đã mang lại những giá trị, năng suất chạm đỉnh, sẽ không còn có giá trị hữu ích nào khác nữa.
Quy luật về sự tác động qua lại
Đây là quy luật nói về tính hữu ích của kỹ xảo. Khi tiếp xúc với những kiến thức mới, kỹ xảo cũ cũng sẽ có những ích lợi nhất định. Thông thường, sự tác động này giúp con người tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.
Ngược lại, có những kỹ xảo tồn tại khiến việc tiếp thu kiến thức mới bị cản trở, gặp rào cản trong tư duy và hành động.
Quy luật dập tắt kỹ xảo
Mỗi kỹ xảo đều cần thời gian hoàn thiện. Chính vì thế, kỹ xảo có thể bị dập tắt nếu người dùng không dành nhiều thời gian rèn luyện, nâng cao.
Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong nhiều lĩnh vực bởi mỗi khi tiếp thu kiến thức mới, người dùng thường quên đi kiến thức cũng như kỹ xảo cũ.
Một số đặc điểm của kỹ xảo
Hiểu rõ những đặc điểm của kỹ xảo giúp người dùng vận dụng vào công việc, cuộc sống hiệu quả hơn.
- Đầu tiên, kỹ xảo đi liền với hành động có ý thức. Mỗi hành động có ý thức đều bao gồm mục tiêu và cách thức hành động có liên quan mật thiết đến biện pháp để tiến hành hành động đó.
- Thứ hai, kỹ xảo thường diễn ra mà không có sự xuất hiện của ý thức con người, nhiều người thậm chí không cảm nhận được sự tồn tại của kỹ xảo trong công việc.
- Thứ ba, kỹ xảo có thể được tiến hành không thông qua sự giám sát của mắt thường, mà có thể xảy ra bằng cảm giác vận động.
- Thứ 4, kỹ xảo có tính đào thải đối với những hành động được đánh giá là dư thừa, không cần thiết. Đối với những hành động được đánh giá là cần thiết, phù hợp sẽ được rèn luyện ngày càng chính xác, nhanh chóng đảm bảo tiết kiệm thời gian.
- Thứ 5, kỹ xảo có thể tùy biến phù hợp với tính chất và mục tiêu của hành động.
Phân biệt kỹ xảo và thói quen
Điểm giống nhau
- Thói quen và kỹ xảo đều là hành động dạng tự động hoá.
- Cơ sở của hai khái niệm này xuất phát từ hành động của con người.
- Kỹ xảo và thói quen đều có tính chất lặp lại, đạt đến sự thành thục sau thời gian dài thực hiện.
Điểm khác nhau
- Kỹ xảo mô tả hành động được chỉ đạo bởi ý chí, mang tính tự động hóa sau thời gian dài thực hiện. Trong khi đó, thói quen là hành động có tính ổn định, phục vụ mục tiêu của con người để đạt được cảm giác thoải mái.
- Thói quen phụ thuộc vào nếp sống, nhu cầu của con người. Trong khi đó, kỹ xảo thể hiện đặc điểm của hành động.
- Thói quen đánh giá trên những tiêu chí đạo đức, trong khi đó kỹ xảo đánh giá trên chất lượng thao tác.
- Thói quen xảy ra trong những tình huống cụ thể.
- Thói quen có tính bền vững và phụ thuộc vào lối sống của mỗi người. Trong khi đó kỹ xảo có thể thay đổi và biến mất nếu không được rèn luyện, củng cố thường xuyên.
- Thói quen có thể được xây dựng theo nhiều cách khác nhau trong khi đó kỹ xảo được hình thành sau thời gian rèn luyện có mục đích.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ khái niệm kỹ xảo và những quy luật hình thành, ứng dụng của kỹ xảo trong cuộc sống hiện nay. Chúc quý bạn đọc có những lựa chọn phù hợp trong việc cải thiện kỹ xảo của bản thân và áp dụng hiệu quả nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống.