meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sớm khởi công dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành hơn 26.600 tỷ đồng 

Thứ sáu, 10/06/2022-23:06
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, có ý nghĩa kết nối giao thông liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, tạo động lực phát triển cho Đắk Nông và Bình Phước. 

Theo baodautu.vn, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 166 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc về dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài 140 km. Trong đó, đoạn đi qua địa bàn TP. Gia Nghĩa và huyện Đắk R'Lấp thuộc huyện Đắk Nông dài 37,7 km. Tuyến cao tốc được quy hoạch với quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế 80 - 100km/h. 

Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Khi đưa vào sử dụng sẽ mở ra cơ hội giúp kết nối giao thông liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, tạo động lực để Đắk Nông và Bình Phước phát triển nhanh, bền vững.


Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Ảnh minh họa.
Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Ảnh minh họa.

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, ngân hàng, nhà đầu tư và các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, việc đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) là khả quan, phù hợp với chủ trương đa dạng nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải có báo cáo chính thức về phương án đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 31/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/6/2022; đồng thời, Bộ Giao thông vận tải kịp thời giải quyết kiến nghị và hướng dẫn các nhà đầu tư quan tâm, bảo đảm đẩy nhanh thủ tục để Dự án có thể khởi công trong thời gian sớm nhất, hoàn thành trong năm 2025. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự để triển khai dự án nhanh nhất, rẻ nhất, chất lượng tốt nhất.

Về cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án, UBND các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông thực hiện xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện dự án, trách nhiệm chi trả từ nguồn ngân sách của địa phương và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án theo phương thức PPP theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Về sơ bộ nguồn vốn triển khai Dự án, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao cam kết của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông trong việc bố trí ngân sách địa phương cho Dự án, cụ thể tỉnh Bình Phước cân đối 3.000 tỷ đồng, tỉnh Đắk Nông cân đối 1.000 tỷ đồng.


 
 

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối các nguồn vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ, bảo đảm tổng số vốn nhà nước tham gia Dự án (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) không quá 50% tổng mức đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật sau khi xác định được nguồn vốn ngân sách trung ương cho Dự án). Phần còn lại, nhà đầu tư và ngân hàng chịu trách nhiệm thu xếp theo quy định.

UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước sớm triển khai Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo đúng tiến độ để bảo đảm thông tuyến từ Đắk Nông đi TP Hồ Chí Minh, tạo liên kết vùng, làm động lực cho phát triển vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ giải quyết nhanh các thủ tục triển khai Dự án theo quy định; giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án.

Liên quan đến dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận giao Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này theo phương thức PPP. Liên danh Tập đoàn Vingroup – ngân hàng Techcombank sẽ nộp đề xuất dự án trước ngày 31/8/2022.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo hình thức PPP, nổi bật là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Mới đây, tỉnh Bình Phước đã có ý kiến về việc điều chỉnh hướng tuyến, rút ngắn chiều dài đoạn đi qua tỉnh này, đồng thời giảm chi phí đầu tư cho tuyến đường đi qua tỉnh Bình Phước từ 14.067 tỷ đồng xuống còn 11.750 tỷ đồng. Như vậy, nếu thực hiện đầu tư theo đề xuất của tỉnh Bình Phước thì tổng mức đầu tư cho toàn tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành còn 26.631 tỷ đồng, giảm 1.917 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước