Số tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước "hạ nhiệt"
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư "lướt sóng" đang âm thầm rời bỏ thị trường chứng khoán và bất động sảnBa động lực tích cực giúp thị trường chứng khoán đi lên trong tháng 5Khám phá quan điểm đầu tư của hội TikToker Việt: Người đưa tiền vào một nơi an toàn, người lại "tất tay" với chứng khoánTheo Nhịp sống kinh tế, số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt (VSD) cho thấy, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 231.960 tài khoản chứng khoán trong tháng 4. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giữ vị trí nòng cốt khi mở mới 231.782 tài khoản bên cạnh 178 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức. Tuy lượng tài khoản mở mới giảm đáng kể so với con số kỷ lục vào tháng trước nhưng vẫn ghi nhận mức cao thứ 2 trong lịch sử.
Tính chung 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới tổng cộng 908.460 tài khoản chứng khoán, gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Tính đến cuối tháng 4, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước đạt 5,2 triệu, chiếm hơn 5% dân số. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, mục tiêu tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường chứng khoán năm 2030 đạt 10% là hoàn toàn khả thi.
Có nhiều yếu tố để lý giải cho việc nhiều nhà đầu tư ồ ạt mở tài khoản chứng khoán thời gian gần đây, trong đó đáng kể nhất là việc (1) Lãi suất huy động đang ở mức thấp; (2) kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại; (3) Nền kinh tế được kỳ vọng hồi phục nhanh sau đại dịch; (4) Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn so với các quốc gia khác trong khu vực; (5) Triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong 2 năm tới; (6) Người dân ít có sự lựa chọn kênh đầu tư (7) Việc áp dụng eKYC giúp mở tài khoản trở nên thuận tiện hơn và (8) Một số ngân hàng cũng triển khai chương trình tự động mở tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán liên kết cho khách hàng đến mở tài khoản.
Thị trường chứng khoán tháng 4 vừa qua đã chứng kiến nhịp giảm sâu khi chỉ số VN-Index đã giảm 8,4%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, dòng tiền bắt đáy dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể dù lượng cổ phiếu mở mới vẫn ở mức cao.
Tháng 4, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt 22.117 tỷ đồng và 683,68 triệu cổ phiếu, giảm lần lượt 16,27% về giá trị và 15,26% về khối lượng so với tháng 3. Trong tháng, tổng giá trị và khối lượng giao dịch lần lượt đạt khoảng 442.359 tỷ đồng và 13,67 tỷ cổ phiếu, giảm lần lượt 27,19% về giá trị và 26,31% về khối lượng so với tháng trước.
Cũng trong tháng 4 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 368 tài khoản, giảm 51 tài khoản so với tháng trước. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài lại bất ngờ quay lại mua ròng hơn 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 trên cả hai kênh khớp lệnh và thỏa thuận. Theo đó, khối ngoại đã thu hẹp đáng kể đà bán ròng sau khi xả tới gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022.
Yếu tố thúc đẩy khối ngoại bán ròng trong quý đầu năm được cho đến từ những dự báo về chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed trong bối cảnh lạm phát ở nhiều nước tăng cao. Tuy nhiên, khi lộ trình lãi suất đã rõ ràng, nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ sớm trở lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam.