meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Siết vốn vay, người dân loay hoay

Chủ nhật, 08/05/2022-08:05
Với những người dân có nhu cầu thực sự để sở hữu một ngôi nhà, mảnh đất thì quy định siết tín dụng bất động sản như một gáo nước lạnh dội thẳng vào mong muốn chính đáng. Quyết tâm có một “tấc đất cắm dùi", nhiều người loay hoay cốt tìm cho ra tia sáng cuối đường hầm.

Siết tín dụng bất động sản là chủ trương hợp lý nhưng có thể dẫn tới không ít rủi ro nếu áp dụng cứng nhắc. Ảnh minh họa
Siết tín dụng bất động sản là chủ trương hợp lý nhưng có thể dẫn tới không ít rủi ro nếu áp dụng cứng nhắc. Ảnh minh họa

Cú phanh bất ngờ

Được người quen giới thiệu cho một mảnh đất vuông vắn ở vùng ven Hà Nội vừa tầm tiền, chị Nguyễn Thu Hương (Vĩnh Tuy, Hà Nội) mừng rỡ vì kế hoạch chuẩn bị cho tương lai của các con đã có tín hiệu tốt. May mắn không phải làm việc qua trung gian, lại được mảnh đất ưng ý gồm nhiều tiện ích như gần trường, bệnh viện, mặt ngõ rộng… chị Hương nhanh chóng thu xếp khoản tiền đặt cọc 50 triệu đồng cho chủ đất. 

Theo như giao kết hợp đồng đặt cọc, chị Hương có 30 ngày để thu xếp khoản tiền 900 triệu để có thể sở hữu mảnh đất. Tự tin vì có tài sản thế chấp là ngôi nhà đang ở tại Hà Nội, chị Hương đặt mục tiêu tìm được ngân hàng cho vay với lãi suất thấp. Tuy nhiên, mọi thứ không như chị dự liệu. 

“Hồ sơ của tôi khá đẹp, tôi có tài sản thế chấp có giá trị cao, hai vợ chồng lại làm ở công ty nước ngoài, lương đổ vào tài khoản đều đặn. Tôi cũng có một khoản tiền tiết kiệm, thực tế tôi chỉ cần vay khoản 500 triệu nên tôi nghĩ ngân hàng sẽ giải ngân ngay. Nhưng đến khi tiếp xúc với các nhân viên tư vấn thì tôi mới biết hồ sơ của tôi có đẹp đến đâu cũng vô ích, hiện tại họ đang dừng giải ngân cho vay với mục đích mua nhà", chị Hương chia sẻ. 

Bỗng dưng rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, vì đã đặt cọc tiền mua đất mà lại không thể tiếp cận được khoản vay từ ngân hàng, chị Hương lo lắng sẽ bị mất số tiền đặt cọc 50 triệu đồng.

Có thể khẳng định, chị Hương không phải là trường hợp cá biệt trong thời điểm hiện tại, khi hàng loạt ngân hàng đồng loạt “phanh gấp" việc giải ngân tín dụng vào bất động sản. Trên thực tế, từ đầu tháng 4, các ngân hàng đã triển khai thực hiện công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu chấn chỉnh một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong công văn đề cập đến việc thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS), chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (DN)... Đó chính là lý do mà thời gian gần đây, không ít ngân hàng đã thông báo hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực bất động sản. 

Theo chân chị Hương tiếp cận được một trong số các ngân hàng ít ỏi còn giải ngân cho vay bất động sản thì được biết, lãi suất cho vay đã tăng lên mức 9,5%/ năm trong 12 tháng đầu có áp dụng ưu đãi, sau đó lãi suất sẽ được tính ở mức 11%/năm. Anh Nguyễn Khắc D. - nhân viên tín dụng tư vấn cho chị Hương cho biết: “Ngân hàng chúng tôi hiện vẫn còn hạn mức tín dụng bất động sản nên lượng khách hàng dồn từ ngân hàng khác đến rất lớn. Thực tế thì tín dụng vào bất động đã được kiểm soát một thời gian rồi nhưng thời gian tới sẽ còn kiểm soát chặt hơn nữa để tránh việc đầu cơ". 

Thông tin chính thức từ phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tín dụng ngân hàng để vốn phải ưu tiên những lĩnh vực cho khôi phục nền kinh tế như phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ vừa phải đảm bảo nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vừa phải kiể soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. 

Niềm hy vọng mong manh


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM. Ảnh minh họa
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM. Ảnh minh họa

Đồng tình với quan điểm của lãnh đạo ngân hàng Nhà nước, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng chủ trương siết tín dụng cho bất động sản là đúng để ngăn việc thổi giá, sốt đất ảo. Tuy nhiên, ông Châu cũng đặt vấn đề là nên siết như thế nào và siết ai? “Chính sách không nên áp dụng theo phương pháp cào bằng, mà phải đúng đối tượng. Nếu không cẩn trọng, nhiều hệ lụy rất khó kiểm soát sẽ xảy ra mà ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất sẽ là người thực sự có nhu cầu sở hữu bất động sản”, ông Châu nêu ý kiến.
Trong điều điều kiện tỷ lệ người dân Việt Nam sở hữu nhà còn rất thấp thì nhu cầu về nhà ở hiện tại và tương lai là rất lớn. Và dù mục đích là để ở hay đầu tư thì đó vẫn là nhu cầu chính đáng của người dân, vị Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm. 

Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng hiện là nguồn vốn mồi quan trọng và chủ yếu của các doanh nghiệp và cá nhân. Việc "siết chặt" nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp một cách cứng nhắc sẽ khiến cho các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả các tổ chức tín dụng... gặp khó khăn, rủi ro, trong bối cảnh thị trường vốn hiện nay của Việt Nam đang rất hạn chế, thiếu sự đa dạng. 

Dưới góc nhìn chuyên gia, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, nếu việc siết tín dụng được thực hiện ngay sẽ ảnh hưởng lập tức đến các dự án đang triển khai, từ đó có thể khiến nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm. Ông Võ đưa ra giải pháp để cân bằng thị trường là cần phải điều tra, đánh giá nhằm phân loại các dự án, đối tượng để áp dụng quy định. “Đối với những dự án có thanh khoản cao, có thể tạo nguồn cung thì cần tiếp tục được cấp tín dụng, những dự án không có khả năng thanh khoản thì siết chặt", ông Võ kiến nghị. 

Với vai trò quản lý nhà nước, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định tín dụng vào bất động sản kiểm soát để hạn chế đáp ứng cho mục đích đầu cơ, những người dân có nhu cầu chính đáng mua nhà, đất để ở vẫn được phục vụ. 

Tuy nhiên, việc xác định ai có nhu cầu thật, ai đầu cơ lại là một vấn đề có thể gây tranh cãi. Gánh nặng đè lên vai các ngân hàng khi phải đánh giá đúng nhu cầu vay của các cá nhân, doanh nghiệp để kiểm soát được mục đích sử dụng vốn. Nếu làm được điều đó, những người có nhu cầu thật như chị Hương sẽ không phải nghĩ đến việc xoay xở tìm kiếm các nguồn vốn trong xã hội như của bạn bè, người thân hoặc phải tìm đến nguồn “tín dụng đen" đầy rủi ro, bất trắc. 

Hoàng Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước