Sau Gmail, Google chuẩn bị tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm: Cuộc đua với Microsoft càng trở nên khốc liệt hơn
BÀI LIÊN QUAN
Hàng loạt công cụ AI của Google chính thức ra mắt, tham vọng “áp đảo” MicrosoftMark Zuckerberg thông báo sắp tích hợp AI cho Instagram và FacebookGoogle và Microsoft “loay hoay” giải bài toán chi phí khi tích hợp AI vào công cụ tìm kiếmTheo Nhịp sống thị trường, Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết hiện Google đang có kế hoạch tích hợp các tính năng AI đàm thoại vào Google Search với hy vọng có thể giảm bớt sức ép từ cơn sốt chatbot và một số vấn đề khác.
Ông Pichai cho biết khả năng truy vấn tìm kiếm của Google sẽ được cải thiện nhờ những tiến bộ trong AI. Theo đó, ông cũng bác bỏ quan điểm rằng chatbot là một mối đe dọa với hoạt động tìm kiếm của Google Search. Đây vốn là lĩnh vực chiếm tới hơn một nửa doanh thu của công ty mẹ Alphabet.
Vị CEO Google nhận định nếu có, cơ hội sẽ là lớn hơn trước đây. Từ lâu Google đã giữ vị thế dẫn đầu ở việc phát triển những chương trình máy tính được xem là mô hình ngôn ngữ lớn, ví dụ như LLM, có thể xử lý cũng như phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên tương tự con người.
Thế nhưng, tập đoàn này chưa tận dụng được công nghệ AI để tác động đến cách mà người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm.
Ông Pichai nói: Liệu người dùng có thể đặt câu hỏi cho Google và tương tác với LLM khi tìm kiếm một điều gì đó không?
Sundar Pichai đang phải đứng trước một trong những rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là vấn đề cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh đối thủ Microsoft đã ra mắt Bing. Hồi tháng 1, Alphabet đã thông báo sa thải khoảng 12.000 nhân sự, tương đương với 6% lực lượng lao động. Theo đó, đây là đợt cắt giảm lớn nhất trong lịch sử công ty.
Những mối lo về suy thoái và lạm phát đã khiến các công ty công nghệ buộc phải thắt chặt hầu bao, cắt giảm chi phí. Theo ông Pichai, Google vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đạt năng suất hơn 20%, tuy nhiên vẫn hài lòng với tốc độ thay đổi như hiện nay.
Vào tuần trước, Giám đốc tài chính Google Ruth Porat đã nói về đợt cắt giảm mới, đồng thời áp dụng nó với cơ sở hạ tầng máy tính của công ty. Đây vốn được xem là yếu tố quan trọng trong việc phát triển cũng như chạy các thuật toán trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ.
Pichai cho biết họ đang tập trung vào việc tiết kiệm trong dài hạn và công ty hài lòng với tiến độ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thứ phải làm phía trước. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng Google đã thúc đẩy công cuộc AI dù phải cắt giảm chi phí.
Trong nhiều năm qua, Google đã nghiên cứu về AI, tuy nhiên lại chậm chân hơn công ty startup Open AI được hậu thuẫn bởi Microsoft. Theo đó, một cuộc chạy đua tích hợp công nghệ đã bùng nổ sau tuyên bố của Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella về việc nhắm vào công cụ tìm kiếm thống trị thị trường của Google hiện nay.
Trong tháng đó, Microsoft đã tích hợp công nghệ đằng sau ChatGPT vào công cụ tìm kiếm của mình là Bing. Đây là công cụ tụt hậu khá xa so với Google Search. Qua đó, người dùng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện mở rộng. Dự kiến, Microsoft có thể tạo ra doanh thu 2 tỷ USD từ việc này.
Theo ông Pichai, Google sẽ cho phép người dùng tương tác với các mô hình ngôn ngữ thông qua công cụ tìm kiếm một cách trực tiếp. Với quyết định này, trải nghiệm dựa trên các liên kết truyền thống vốn đã trở thành tiêu chuẩn trong hơn 20 năm sẽ được cải thiện.
Bên cạnh đó, Google cũng đang chạy thử một số sản phẩm tìm kiếm mới, ví dụ như những phiên bản cho phép người dùng đặt câu hỏi cho những truy vấn ban đầu. Họ cũng sẽ bắt đầu tích hợp LLM vào Google Search một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể vẫn chưa được công bố.
Trước đó, Google đã thử nghiệm tích hợp các tính năng AI mới trong Gmail và một số sản phẩm liên quan. Công cụ kiếm tiền lớn nhất cho Google vẫn là quảng cáo tìm kiếm. Vào năm ngoái, mảng này đang mang lại doanh thu 162 tỷ USD cho công ty.
Khá thận trọng với công nghệ trí tuệ nhân tạo, gã khổng lồ này từng cảnh báo rằng nó có thể hoàn toàn thay đổi cách người dùng tương tác với công cụ tìm kiếm. Mặt khác, các chuyên gia lo ngại về tính chính xác của các chatbot. Hồi tháng trước, Google đã không tích hợp chatbot mới vào công cụ tìm kiếm, dù đã mở quyền truy cập công khai vào Bard.
Ông Pichai cảm thấy rất ngạc nhiên khi nhận thấy người dùng hào hứng với việc áp dụng những công nghệ mới mẻ. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng Google vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thị trường phù hợp.
Tương tự như Microsoft, Google đề ra mục tiêu đầu tư vào các mô hình trí tuệ nhân tạo nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh với quy mô lớn. Mới đây, công ty này đã dùng hơn 4.000 chip Tensor v4 và chế tạo thành công siêu máy tính huấn luyện AI với năng lực và hiệu suất tiết kiệm điện tốt hơn so với đối thủ Nvidia. Thông qua công tắc quang học tự phát triển, các con chip đã được kết nối là chìa khóa giúp công ty thành công trong việc chế tạo bộ xử lý cho siêu máy tính AI.
Một báo cáo khoa học mới được công bố cho thấy hãng thông tin rằng siêu máy tính được sử dụng nhằm huấn luyện mạng thần kinh nhân tạo. So với hệ thống tương tự dùng chip A100 của Nvidia thì nó hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
Siêu máy tính này được trang bị chip Tensor Processing Unit (TPU) thế hệ thứ tư được thiết kế bởi Google.
Reuters cho biết Google sử dụng siêu máy tính nhằm huấn luyện PaLM. Đây là mô hình ngôn ngữ lớn được cho là tốt nhất hiện nay. Theo Google, hệ thống có thể cấu hình lại kết nối giữa các chip một cách dễ dàng và nhanh chóng, qua đó giúp giảm sự cố, và cải thiện hiệu suất hoạt động.
Theo các chuyên gia nhận định, khả năng mở rộng, hiệu suất và tính khả dụng có thể khiến siêu máy tính TPU v4 trở thành người dẫn đầu trong mô hình ngôn ngữ lớn.