Quốc gia tỷ dân đầu tư hàng chục tỷ USD vào than đá, hiện chiếm ⅓ mỏ than mới của toàn cầu
Theo Nhịp sống thị trường, dữ liệu từ trung tâm Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM) cho thấy hiện nay Trung Quốc có trữ lượng khoảng 559 triệu tấn, chiếm 29% tổng trên toàn cầu, nếu chỉ tính riêng các mỏ than mới được thăm dò vào hồi đầu năm. Nước Úc đứng thứ 2 với 17% trên tổng số, Ấn Độ và Nga đứng tiếp theo sau với 16% mỗi quốc gia. Thế nhưng, so với một năm trước, số lượng 1,94 tỷ tấn các mỏ mới được lên kế hoạch khai thác trên khắp toàn cần vẫn ít hơn 15%.
Trung Quốc sở hữu số lượng mỏ than mới rất lớn, dự kiến có đủ than để dùng trong 50 năm tới. Những mỏ này sẽ kéo dài thời hạn đạt mức phát thải carbon cao nhất của quốc gia tỷ dân trước năm 2030. Ngoài ra, trữ lượng than này cũng đủ để giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2060.
Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết trữ lượng than của quốc gia này ở mức khoảng 208 tỷ tấn vào năm ngoái, đã tăng 28% so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí thăm dò khoáng sản đạt 1,3 tỷ nhân dân tệ, tăng 10%.
Vào tháng 8, mục tiêu sản lượng than mỗi ngày đã được nâng lên 12,5 triệu tấn, tương ứng với sản lượng hàng năm là 4,56 tỷ tấn. Hàng nhập khẩu có thể chịu nhiều sức ép hơn khi giá giao ngay hồi phục vì các công ty khai thác ưu tiên giao hàng cho khách hàng có hợp đồng có thời hạn.
Sau khi đồng nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 14 năm, các nhà nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đang phải đối mặt với chi phí gia tăng. Ngân hàng trung ương nước này đã đưa ra cảnh báo chống lại lạm phát đầu cơ, tuy nhiên nhiều khả năng giá thị trường vẫn sẽ giảm thêm.
Hôm 28/9, nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) và Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM) đã được công bố. Theo đó, Trung Quốc đã phê duyệt công suất sản xuất nhiệt điện than mới là 15 gigawatt. Cùng với đó là công suất luyện gang từ than đá ở mức 30 tấn trong 6 tháng đầu năm nay, bất chấp sự thật là nhu cầu thép và điện sụt giảm ở thời gian đó.
Theo nghiên cứu của CREA và GEM, Trung Quốc đã phê duyệt khoản 26-33 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực thép và điện than trong nửa đầu năm. Kết quả đã khiến nhiều tài sản có nguy cơ bị kẹt lại khi Trung Quốc đang phải chạy đua để đáp ứng những mục tiêu về carbon.
Theo một nhà nghiên cứu Xinyi Shen của CREA, các cam kết về khí hậu lâu dài của Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng dù việc đẩy mạnh sử dụng than đá có thể là một sự điều chỉnh chính sách trong thời gian ngắn.
Vì tình trạng thiếu điện đã khiến các thành phần lớn của nền kinh tế bị tê liệt trong năm 2021 nên Trung Quốc cũng đã thông qua nhiều dự án than đá hơn.
Thế nhưng, Trung Quốc cần tạo nên một hệ thống điện linh hoạt hơn thay vì xây dựng nhiều nhà máy hơn. Đồng thời quốc gia này cũng cần lưu giữ để giúp phân phối điện ở những nơi cần thiết.
Trong 8 tháng đầu năm, sản lượng than đá của Trung Quốc đạt 2,93 tỷ tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu. Kể từ năm 2021, Trung Quốc cũng đã nâng công suất sản xuất hàng năm tại các mỏ than lên 490 triệu tấn.
Vào cuối tháng 8 năm nay, Trung Quốc ghi nhận tổng công suất phát điện đạt 2.466 gigawatt, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này đa phần nhờ lắp đặt các năng lượng điện gió và Mặt trời mới, với tổng công suất điện Mặt trời tăng 27%, đạt mức 349,9 gigawatt. Số liệu chính thức cho thấy nhiệt điện than cũng tăng khoảng 1%, đạt 1.110 gigawatt.