Chi tiết phân biệt ông thần tài và ông thổ địa dễ lựa chọn cúng bái
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách thỉnh bàn thờ thần tài thổ địa chi tiết nhấtChia sẻ cách để ông thần tài thổ địa chuẩn xác nhấtCách rước thần tài thổ địa về nhà đón tài lộc may mắnĐặc điểm phân biệt ông thần tài và ông thổ địa
Hai vị thần được xem là tôn quý, người dân lựa chọn thờ hai vị thần này là vì sự phù hộ linh thiêng của thần tài và thổ địa. Tuy là vị thần bảo hộ hai việc khác nhau nhưng có một cái chung là mang lại điềm tốt, sự may mắn cho gia chủ. Xem xét thông tin về từng vị thần để có cách nhìn nhận đúng, phân biệt được ông thần tài và thổ địa.
Chi tiết về ông thần tài
Đối với người dân Việt Nam, thần tại hiện thân như một nhân vật thần tiên trong sự tích cổ xưa của người Việt, râu, tóc bạc trắng đại diện cho cái hiền, sự công bằng và lương thiện. Thần tài khắc họa ngồi trên một cái ghế như một cái đài ngày xưa, sự tôn quý và quyền lực khi thần nắm trong tay một thỏi vàng, nở một nụ cười nhân hậu và bao dung. Cả tượng thần đều toát lên sự giàu sang, phú quý, vượng tài.
Sở dĩ hình tượng thần tài được biến hóa như vậy là vì dân gian quan niệm thần tài là vị thần tối cao về việc cai quản ngân khố, của cải và tài sản, đều có mục đích tốt cho người dân. Nhiệm vụ của thần tài là ban phát tài lộc cho những gia chủ đang thờ phụng hương khói nếu thực sự thành tâm cúng bái. Và không ngoài dự đoán, những gia đình nào ăn nên làm ra, giàu có, của cải đầy nhà đều có sự xuất hiện của thần tài.
Không biết từ bao giờ thần tài đã trở thành tín ngưỡng không bao giờ thiếu trong gia đình Việt. Từ người già đến trẻ nhỏ, không ai là không biết vị thần tôn kính này. Xét trong trường hợp gia chủ thờ cúng thần tài với mục đích buôn bán thì nhận được là hành thông vạn sự, thu hút khách hàng, thuận buồm xuôi gió.
Chi tiết về ông thổ địa
Ông địa trong nhân gian lưu truyền với cái tên là thổ công, chuyên về việc cai trị và trông coi về mảnh đất của gia chủ thuộc quyền cai quản đang thờ phụng thần. Đã nghe qua chắc ai cũng biết đến thổ địa, có câu cửa miệng chính xác là “đất có thổ công, sông có hà bá”. Chứng tỏ được là từ xưa thổ địa luôn là vị thần người dân coi trọng trong việc bảo hộ đất đai của họ.
Nhiệm vụ chủ yếu và cũng là quan trọng nhất mà vị thần này đảm nhiệm là trông coi mọi thứ liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cửa và đất đai của gia chủ. Sở dĩ vị thần này được thờ cúng vì người dân hiểu một điều là chỉ có đất đai mới giúp người dân duy trì sự sống và phát triển được bản thần. Đất như một nền tảng cơ bản quan trọng để có thể thăng tiến và có một cuộc sống tốt đẹp. Và chắc chắn, luôn phải cần có một vị thần giữ đất thì mới an tâm trong cuộc sống.
Vì có sự biến hóa qua thời gian nên hình tượng ông thần tài được khắc họa dưới nhiều hình dạng. Nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng để nhận diện không bị lẫn với vị thần khác là bụng to, gương mặt phúc hậu, tươi cười niềm nở, trong rất hạnh phúc. Ta có thể dễ dàng biết đó là ông địa vì toát ra đó là một sự bình yên khó tả.
Gia chủ nên thờ vị thần nào trong thần tài và thổ địa?
Chắc hẳn mọi người cũng đã nắm bắt được đặc điểm phân biệt ông thần tài và ông thổ địa qua các chi tiết trên. Mỗi vị thần tồn tại đều có lý do và sứ mệnh riêng, phục vụ cho những lợi ích riêng của gia chủ. Nhưng thường thấy trong bàn thờ thần, chỉ có hai vị thần này là đi đôi với nhau và không thể kết hợp với các bàn thờ khác. Duy nhất một điểm gắn kết chung chính là xuất hiện và tồn tại vì con người trong dân gian với nhiệm vụ bảo hộ cho cuộc sống của họ.
Như đã nói, một vị thần đem lại cuộc sống đầy đủ, sung túc, giàu sang, không phải lo lắng về vấn đề của cải, vật chất. Một vị thần như một thần bảo vệ tất cả mọi thứ thuộc về vùng đất cai quản. Gia chủ sẽ có cuộc sống tốt đẹp, nhận được đầy đủ sự bảo hộ tuyệt đối của hai vị thần.
Bố trí ông thần tài và thổ địa trong bàn thờ
Khi chọn thờ phụng cả hai vị thần, vị trí tọa lạc của thần tài và thổ địa đã được quy định sẵn trên bàn thờ theo quan niệm phong thủy. Theo hướng chính diện từ ngoài nhìn vào, thần tài có vị trí bên phải và thổ địa thuộc địa phận bên trái. Cả hai vị thần có danh xưng và nguồn gốc khắc trên tấm bài vị đặt trong cùng bằng chữ hán. Cùng một bàn thờ, nơi tọa lạc linh thiêng, mọi thờ cúng các vị thần đều hưởng chung.
Đặt một bát hương ở giữa bàn thờ cùng 5 chén nước được xếp theo hai loại hình khác nhau là hình chữ thập và hình chữ thất. Còn có 3 hũ đựng gia vị tạo nên cuộc sống là gạo, muối và nước. Gia chủ thành tâm cúng bái hai vị thần phải thường xuyên lau dọn sạch sẽ, hương khói thì mới mong nhận được phúc lộc xứng đáng
Phân biệt ông thần tài và ông thổ địa một cách đơn giản nếu như mọi người tôn sùng tín ngưỡng thờ thần này. Dù là với lý do gì, hai vị thần đều có nhiều điểm tốt xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người. Lời khuyên của các thầy phong thủy cho rằng nên thờ chung hai vị thần để hưởng được phước lộc một cách trọn vẹn.