meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Packing là gì? Tất tần tật về packing mà bạn cần biết

Thứ năm, 17/08/2023-09:08
Packing là gì? Packing là thuật ngữ quan trọng và khá quen thuộc với những người làm trong ngành logistic. Để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ packing là gì và những yêu cầu khi đóng gói hàng hoá như thế nào, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Packing là gì?

Packing được hiểu đơn giản là đóng gói hàng hóa. Hiện nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Nhìn chung, đóng gói hàng hóa là quá trình quan trọng nhằm bảo vệ sản phẩm an toàn khỏi những tác nhân bên ngoài. Quá trình đóng gói sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng phân loại hàng hóa và loại bao bì khác nhau.

Đóng gói hàng hoá không chỉ đảm bảo an toàn cho sản phẩm mà còn giúp công việc di chuyển, sắp xếp hàng hóa dễ dàng hơn. Hiện nay, thuật ngữ packing còn liên quan đến 2 cách phân loại là hàng hoá và bao bì đóng gói hàng hoá.


Packing là gì? 
Packing là gì? 

Cách phân loại bao bì packing là gì?

Để hiểu rõ hơn về packing là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề đặc biệt trong cách phân loại bao bì đóng gói hàng hóa. Phân khúc hàng hóa hiện nay rất đa dạng nên những loại bao bì đóng gói cũng nhiều mẫu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, về cơ bản các bao bì đóng gói hiện nay vẫn được chia ra làm 5 loại như sau:

Phân loại theo vai trò lưu thông 

Trong phân loại này có thể chia làm 3 dạng nhỏ như sau:

  • Bao bì trong: là dạng bao bì đóng gói trực tiếp với hàng hóa để ngăn chặn những yếu tối bên ngoài làm hỏng sản phẩm. Thông thường những loại bao bì này có các chức năng cơ bản như chống thấm, chống ẩm mốc và chống sốc.
  • Bao bì ngoài: là dạng bao bì có thể bảo vệ hàng hóa một cách tốt nhất trong quá trình di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác sao cho hàng hóa còn nguyên vẹn trong khi vận chuyển.
  • Bao bì giữa: là dạng bao bì trung gian bọc giữa bao bì trong và ngoài. Loại này thường là chất liệu xốp, giấy, rơm,...có tác dụng giảm tác động, hạn chế ma sát và va chạm hàng hóa ở bên trong.

Phân loại theo số lần dùng bao bì

Nếu bạn đã hiểu packing là gì chắc hẳn không còn xa lạ với cách phân loại bao bì này. Dựa theo số lần sử dụng, chúng ta sẽ chia thành hai loại bao bì như sau:

  • Bao bì dùng một lần: túi giấy, túi nilon,…
  • Bao bì dùng nhiều lần: bình nén, bình chứa, thùng hàng, container,…

Loại bao bì dùng 1 lần 
Loại bao bì dùng 1 lần 

Phân loại theo đặc tính chịu nén của bao bì

Đặc tính chịu nén của bao bì được chia ra làm 3 loại chính sau:

  • Bao bì cứng: Là loại bao bì có thể chịu được những tác động ngoại lực mà không bị biến dạng.
  • Bao bì mềm: Là những loại bao bì dễ bị biến dạng nhưng có khả năng co giãn nhất định trong quá trình đóng gói hàng hóa như túi nilon hay túi vải.
  • Bao bì nửa cứng: Là loại bao bì như gỗ, tre, mây đủ cứng để chứa hàng hóa bên trong nhưng vẫn bị biến dạng nếu có sự tác động ngoại lực trực tiếp đến nó.

Phân loại theo chuyên môn hóa

Bao gồm 2 loại sau:

  • Bao bì thông dụng: Là loại bao bì chứa được đa dạng các loại hàng hóa khác nhau.
  • Bao bì chuyên dụng: Là loại bao bì chỉ chứa được một vài loại hàng hóa nhất định dựa theo hình dạng, kích thước và tính năng của hàng hóa.

Phân loại theo chất liệu

Chất liệu bao bì được chia ra làm những loại sau: bao bì gỗ, bao bì kim loại, bao bì dệt, bao bì giấy, bìa cát tông


Bao bì bìa các tông 
Bao bì bìa các tông 

Phân loại cách đóng gói như thế nào

Mỗi loại hàng hóa sẽ có đặc điểm và nguồn gốc khác nhau nên việc phân chia cách đóng gói hàng hóa cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể là:

  • Đóng gói hàng hóa đơn vị: Đây là phương thức đóng gói phục vụ mục đích là tiêu thụ sản phẩm nên việc đóng gói cần làm sao cho dễ dàng hơn khi thanh toán sản phẩm.
  • Đóng gói theo nhóm nhỏ: Là cách đóng gói thường dùng trong các đại lý lớn hay những nhà bán lẻ đóng hàng hóa trong thùng carton.
  • Đóng gói theo nhóm lớn: Những loại hàng hóa sẽ được cố định chắc chắn trên tấm pallet và được gắn mã container trước khi xác định những thông tin tiếp theo như số lượng lô hàng, hạn sử dụng, ngày giao,…
  • Đóng gói hàng kho: Đảm bảo hàng hóa chất lượng và kích thước bao bì sao cho phù hợp.
  • Đóng gói hàng để vận chuyển: Hình thức này cần xác định quãng đường vận chuyển, phương tiện và phương thức vận chuyển, thời gian vận chuyển để có cách đóng gói phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và chất lượng cho hàng hóa.

Yêu cầu đối với bao bì khi packing là gì? 

Một số yêu cầu cơ bản khi đóng gói hàng hoá là: 

  • Phù hợp với loại hình vận chuyển ( tàu biển, xe tải, hàng rời, máy bay, hàng container…)
  • Có kích thước phù hợp để thuận tiện trong việc lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong container.
  •  Đáp ứng được yêu cầu về độ dẻo dai, độ bền để chịu được sự va đập, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường hàng không, đường biển cũng như đường bộ.
  • Phù hợp với việc thay đổi thời tiết, khí hậu ở các khu vực khác nhau.
  • Đảm bảo chức năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để không làm sản phẩm bị bốc mùi, ẩm mốc, hư hỏng.
  • Ghi rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển, bốc xếp,...trên bao bì.

Trên gói hàng cần ghi rõ yêu cầu khi vận chuyển
Trên gói hàng cần ghi rõ yêu cầu khi vận chuyển

Cách đóng gói một số mặt hàng

Với các mặt hàng khác nhau sẽ có cách đóng gói khác nhau. Ví dụ như: 

Đối với hàng điện tử

Máy tính xách tay, máy in, điện thoại,...sử dụng chất liệu đệm là xốp, mút, bọt mềm. Đó là những tấm lót đặc biệt như polyethylenE, polyurethane (PU), và polypropylen (PP). Những miếng bọt này sẽ bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi sự va chạm và ảnh hưởng trong quy trình xử lý gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối.


Đóng gói hàng hoá là linh kiện điện tử
Đóng gói hàng hoá là linh kiện điện tử

Đối với hàng dễ vỡ

Chất liệu dùng để đóng gói hàng dễ vỡ là tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm. Loại bọc bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập rất tốt. Khi đóng gói nên dùng loại giấy chuyên dụng để đóng gói sản phẩm. Điều này sẽ giúp sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung lắc do lực truyền vào từ ngoài thùng. 


Cách đóng gói hàng dễ vỡ 
Cách đóng gói hàng dễ vỡ 

Đối với chai lọ chứa chất lỏng

Các chai, bình, lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín không để chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược. Nếu có nhiều chai lọ trong một thùng thì phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các chất liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoảng trống để sản phẩm không bị xê dịch. Các vật liệu chèn như: hạt nở, tấm bọt khí, mút, xốp.


Cách đóng gói đối với sản phẩm là chất lỏng 
Cách đóng gói đối với sản phẩm là chất lỏng 

Lời kết 

Những thông tin được chia sẻ trên đây hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về packing là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để ứng dụng vào cuộc sống và công việc hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết củ chúng tôi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

13 giờ trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

13 giờ trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

13 giờ trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

1 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

1 ngày trước