Ông trùm kim loại Trung Quốc bất ngờ thoát lỗ 11 tỷ USD nhờ nước đi của sàn giao dịch London
CNN đưa tin rằng, chủ sở hữu của tập đoàn thép không gỉ và nhà sản xuất nickel lớn nhất thế giới Tsingshan - ông Xiang Guangda đặt cược rằng giá của nickel sẽ giảm.
Nhu cầu nickel tăng vọt khiến giá bị đẩy lên cao sau khi thế giới bị bình ổn trở lại sau đại dịch. Thế nhưng, theo ông Tsingshan, giá kim loại này sẽ không ổn định vào quyết định bán khống khoảng 150.000 tấn nickel. Với vị thế bán khống khổng lồ, ông Tsingshan được gắn liền với biệt danh “Big Short”.
Không may mắn khi giá hợp đồng tương lai của kim loại này tăng vọt 250% vì mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine. Do đó ông Xiang và công ty đã có nguy cơ rơi vào vỡ nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ông chẳng chịu thiệt hại là bao nhiêu trong khi các bên liên quan lại đang phải đối mặt với khó khăn khi phải gồng mình bù lỗ.
Khoản nợ 11 tỷ USD
Trên thị trường, vị thế short của ông Xiang vào thời điểm cao nhất tương đương ⅛ tổng số hợp đồng nickel. Ông đã có vị thế bán khống khoảng 30.000 tấn kim loại từ năm 2020 đến 2021 tại Sàn giao dịch Kim loại London (LME).
Ngoài ra, có hơn 120.000 tấn nickel khác được bán khống thông qua giao dịch phi tập trung (OTC) với các ngân hàng như JPMorgan, BNP Paribas, Standard Chartered và United Overseas Bank. Giao dịch OTC là hoạt động mua bán mà sàn giao dịch không giám sát.
Và rồi một đợt bán non (short squeeze) giữa gày 4-8/3/2022 đã đẩy giá hợp đồng tương lai nickel tăng vọt, từ khoảng 29.000 USD/tấn lên 100.000 USD/tấn. Ông Xiang sẽ nợ sàn LME số tiền hơn 10 tỷ USD nếu giá vẫn tiếp tục ở mức này. Con số nợ này đủ để khiến tập đoàn Tsingshan bị phá sản.
Bloomberg News đưa tin rằng ông Xiang đã phân chia vị thế short của mình tại 10 nhà môi giới và ngân hàng phân biệt. Khi giá nickel bất ngờ tăng vọt, ông Tsingshan mắc nợ hàng trăm triệu USD với từng tổ chức trên và khó có thể đáp ứng yêu cầu gọi ký quỹ (margin call).
Trong trường hợp không có tiền, ông Xiang sẽ cần có hàng trăm nghìn tấn nickel phải giao ngay. Điều này thực sự là không thể vì tập đoàn kim loại lớn nhất thế giới cũng chưa thể xoay sở được.
Không riêng ông Xiang, tập đoàn Tsingshan cũng đối mặt với những rắc rối. Hàng loạt doanh nghiệp đứng nguy cơ vỡ nợ, khiến thị trường nickel toàn cầu bất ổn. Những nhà bán khống khác bị gọi ký quỹ với tổng quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử 145 năm của LME.
Pha cứu cánh từ sàn giao dịch
Một điểm đáng chú ý là Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông HKEX đã mua lại Sàn giao dịch kim loại London LME vào tháng 6/2012 với giá 1,4 tỷ Bảng Anh, tương đương với 2,2 tỷ USD. Nhiều người cho rằng sàn HKEX đã hớ khi mua lại LME. Tuy nhiên, thương vụ này sau 10 năm đã đem đến quả ngọt cho Trung Quốc.
Sàn giao dịch LME tạm thời đóng cửa thị trường trong khoảng 1 tuần và hủy bỏ 9.000 giao dịch vào ngày mùng 8/3 theo một sự can thiệp chưa có trong quá khứ. Tổng giao dịch bị hủy bỏ ngày hôm đó trị giá tổng 4 tỷ USD. Hành động trên đã khiến giá nickel lao dốc xuống dưới mức 50.000 USD/ tấn.
Tuy nhiên, dù nickel có mức giá này nhưng tập đoàn Tsingshan vẫn bị thua lỗ hàng tỷ USD. Nguồn tin cho biết ông Xiang đã từ chối trả số tiền trên. Các ngân hàng đã phải nhượng bộ vì lo ngại về những khó khăn khi theo đuổi các cuộc chiến pháp lý tại Indonesia và Trung Quốc.
Bloomberg cho biết cuối cùng, ông Xiang cũng chấp nhận với thỏa thuận về việc giảm vị thế short nickel của mình một cách từ từ khi giá xuống dưới mức 30.000 USD/tấn.
Một tuần sau đó, giá nickel đã giảm khi sàn giao dịch mở cửa trở lại và tập đoàn Tsingshan có thể thu hồi được 20% vị thế bán của mình nhanh chóng.
Bước sang tháng 5, giá nickel đã giảm do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa Covid của Trung Quốc và tập đoàn Tsingshan gần như đã hồi phục hoàn toàn. Theo JPMorgan, ông Xiang đã giải quyết được các khoản nợ còn lại của mình đối với JPMorgan và các ngân hàng khác khoảng 1 tỷ USD. Với doanh thu 56 tỷ USD vào năm ngoái, tập đoàn Tsingshan cũng có thể dễ dàng chi trả món nợ này.
Người thua cuộc lại chính là kẻ từng thắng cuộc
Lẽ ra, nhờ đoán đúng xu hướng giá nickel, các đối tác giao dịch của tập đoàn Tsingshan có thể hưởng lãi khủng. Tuy nhiên, trên thực tế, họ lại đang chịu những khoản lỗ lớn. Theo báo cáo của JPMorgan, trong quý I, đã có một khoản lỗ trị giá 120 triệu USD liên quan đến nickel.
Giám đốc điều hành Jamie Dimon của JPMorgan cho biết: “Chúng tôi đang giúp khách hàng của mình đối phó với khó khăn. Trong quý này đã có một chút thua lỗ nhưng rồi sẽ giải quyết được. Chúng tôi sẽ nhìn lại những gì mình đã làm chưa tốt và những gì mà LME có thể làm khác đi”.
Từ đợt bán non, LME vẫn đang ứng phó với sự sụt giảm. Chưa có dấu hiệu hồi phục của các khối lượng giao dịch và điều này đặt ra câu hỏi về việc sàn giao dịch có thể xác định chính xác giá nickel hay không. Trong quý II, LME chứng kiến khối lượng giao dịch giảm 21% so với ba tháng đầu năm 2022.
LME sẽ buộc những người tham gia phải công bố về vị thế OTC của mình tính từ ngày 18/7. LME sẽ biết rằng một công ty đang bán khống 150.000 tấn nickel nếu điều khoản trên được đưa vào trước tháng 3.
Một số quy đầu cơ lâu năm đã cho rằng nguồn cung nickel sẽ giảm sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Bởi lẽ Nga cung cấp khoảng 20% lượng nickel cao cấp trên thế giới. Giá sẽ tăng vì nguồn cung hiếm. Vào gnày 8/3, giá nickel có thể chạm mức 100.000 USD mang tới nguồn lợi nhuận khủng.
Thế nhưng các quỹ đầu cơ mất đi số tiền khoảng 4 tỷ USD khi 9.000 giao dịch đã bị hủy bỏ trong ngày 8/3.
Ông Cliff Asness người sáng lập của công ty quản lý tài sản 124 tỷ USD có tên AQR Capital Management nói một cách mỉa mai: “Rất vui khi thấy JPMorgan và ‘Big Short’ thoát được đợt bán non này với chỉ vài vết xước”. Ông là một trong những người bị mất tiền vì LME đã hủy bỏ giao dịch nickel ngày 8/3.