Ông Lê Xuân Tùng chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Hòa Bình (HBS)
BÀI LIÊN QUAN
Bamboo Airways có tân Chủ tịch HĐQT, bầu mới 4 thành viênChủ tịch Sun Group - Hành trình lập nghiệp nơi xứ ngườiĐôi nét về chủ tịch ngân hàng ACB - Trần Hùng HuyMới đây, CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HNX - Mã chứng khoán: HBS) đã thông báo về việc thay đổi vị trí Chủ tịch HĐQT. Theo đó, ông Lê Xuân Tùng đã được bổ nhiệm đảm nhiệm vị trí chủ tịch để thay thế cho ông Trần Kiên Cường trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023, ngày bắt đầu chính thức có hiệu lực là ngày 12/8.
Bên cạnh đó, ông Lê Xuân Tùng cũng là người đại diện pháp luật mới của công ty. Được biết, ông Tùng được đề cử vào HĐQT từ tháng 4 năm nay. Ông Tùng sinh năm 1995, hiện không nắm giữ cổ phiếu HBS, từng giữ vị trí phó Tổng giám đốc CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (HoSE: VMD) trước khi được HĐQT miễn nhiệm vào tháng 6 năm nay.
CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS) thông báo thay đổi vị trí Chủ tịch HĐQT. Theo đó, ông Lê Xuân Tùng được bổ nhiệm thay thế ông Trần Kiên Cường cho các năm còn lại của nhiệm kỳ 2018 – 2023, ngày bắt đầu hiệu lực là 12/8. Ông Lê Xuân Tùng đồng thời sẽ là người đại diện pháp luật của công ty. Đồng thời, ông Lê Xuân Tùng còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Vimedimex kể từ tháng 6 năm nay, vị doanh nhân 9x còn nắm giữ 7,4% cổ phần của công ty này.
Bên cạnh đó, ông Tùng còn có liên quan đến bà Nguyễn Thị Loan - vốn được biết đến là cựu Chủ tịch HĐQT của HBS. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Loan chính là mẹ của ông Tùng.
Đáng chú ý, việc bổ nhiệm ông Tùng nhằm để lấp vào chỗ trống đối với vị trí Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Hòa Bình (HBS) khi ông Trần Kiên Cường đã có đơn từ nhiệm trước đó. Cụ thể, vào ngày 3/8, ông Trần Kiên Cường đã có đơn từ nhiệm đối với vị trí Thành viên - Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán Hòa Bình với lý do cá nhân. Được biết, ông Trần Kiên Cường bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ tháng 5 năm nay để thay thế cho bà Nguyễn Thị Loan sau khi bà Loan bị bắt và khởi tố vào ngày 9/11/2021 do có những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, dẫn đến thiệt hại hơn 200 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, trước khi bị miễn nhiệm, ông Trần Kiên Cường đã gắn bó với Chứng khoán Hòa Bình được 14 năm. Thời điểm hiện tại, ông Cường đã không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Chứng khoán Hòa Bình nữa.
Có thể thấy, thời gian gần đây Chứng khoán Hòa Bình đã có sự thay đổi nhân sự hàng loạt. Cụ thể, kể từ khi bà Nguyễn Thị Loan bị bắt, công ty đã nhanh chóng bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng đảm nhận vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề liên quan đến công tác kế toán - hành chính - nhân sự. Đến đầu tháng 6 năm nay, Chứng khoán Hòa Bình tiếp tục bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Dung giữ vị trí Kế toán trưởng để thay thế cho bà Nguyễn Ngọc Dung. Đến đầu tháng 8, Chứng khoán Hòa Bình lại tiếp tục bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Bình đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc của công ty.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, Chứng khoán Hòa Bình đã quyết định miễn nhiệm 2 thành viên trong HĐQT, đó là bà Tạ Thị Thùy Trang và bà Nguyễn Thị Loan. Đồng thời, công ty cũng đã nhanh chóng bầu bổ sung ông Lê Xuân Tùng và ông Phạm Hồng Vương vào HĐQT. Khi đó, ông Trần Kiên Cường - Ủy viên HĐQT đã được chọn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Xét về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, Chứng khoán Hòa Bình ghi nhận kết quả quý 2 không mấy khả quan. Cụ thể, công ty đã báo lỗ ròng quý 2 lên đến gần 13 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu là do hoạt động tự doanh trong khi khoản mục lãi từ tài sản chính của công ty được ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) đã có mức âm hơn 9,3 tỷ đồng; ngoài ra lỗ từ tài sản tài chính FVTPL là gần 4 tỷ đồng. Trong khi đó, mảng môi giới và cho vay của Chứng khoán Hòa Bình trong kỳ này chỉ thu về con số khiêm tốn với gần 2 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của Chứng khoán Hòa Bình là 2 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến thời điểm ngày 30/06/2022, tổng tài sản của Chứng khoán Hòa Bình đang ở mức 401 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền cùng với tương đương tiền của công ty chiếm đến 78% cơ cấu tài sản và đạt hơn 311,5 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, khoản mục này của Chứng khoán Hòa Bình đã tăng lên gấp đôi.
Bên cạnh đó, tài sản FVTPL của công ty đã giảm xuống còn 5,7 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã giảm tới 66%. Các khoản cho vay của công ty cũng đã giảm hơn một nửa, xuống còn 31,6 tỷ đồng; trong khi đó các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ và ký cược dài hạn của Chứng khoán Hòa Bình cũng giảm từ 80 tỷ đồng về mức không. Bên cạnh đó, nợ phải trả chỉ chiếm 0,5% cơ cấu nguồn vốn của Chứng khoán Hòa Bình và ở mức 2 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, tính đến chốt phiên giao dịch ngày 15/8 vừa qua, cổ phiếu HBS của Chứng khoán Hòa Bình đã đi ngang tại mức giá tham chiếu 8.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, có thể thấy được giá cổ phiếu HBS đã giảm hơn 55% tính từ mức đỉnh.