Đôi nét về chủ tịch ngân hàng ACB - Trần Hùng Huy
Giới thiệu khái quát về Trần Hùng Huy
Trần Hùng Huy là ai?
Trần Hùng Huy là một doanh nhân, hiện đang là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB). Anh là vị chủ tịch trong ngành ngân hàng trẻ nhất tại Việt Nam, nắm giữ vị trí này khi mới 34 tuổi. Trần Hùng Huy còn được biết đến là vị chủ tịch ngân hàng ACB đầu tiên “kế nghiệp” cha của mình. Bên cạnh khối tài sản khổng lồ, anh còn có khả năng kinh doanh và tầm nhìn đáng nể.
Doanh nhân ngành ngân hàng Trần Hùng Huy sinh ngày 04/12/1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh sinh ra ở một gia đình có truyền thống làm trong ngành ngân hàng. Bố của anh là ông Trần Mộng Hùng, một đại gia ngân hàng kỳ cựu, đồng thời là một trong những người sáng lập ngân hàng ACB. Mẹ anh bà Đặng Thị Thu Thủy. Hiện bà là một trong các thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng ACB.
Dù là một người “sinh ra ở vạch đích” nhưng không vì thế mà Trần Hùng Huy cho phép bản thân được sa đà hưởng thụ cuộc sống xa hoa như các cậu ấm cô chiêu khác. Chính điều đó đã giúp anh có được thành công như ngày hôm nay, đưa ngân hàng ACB giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường Việt Nam.
Quá trình học tập và làm việc
Anh Trần Hùng Huy tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman (Mỹ) vào năm 2002. Đến năm 2011, anh bảo vệ xong luận án Tiến sĩ ngành kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ). Anh được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị vào tháng 9 năm 2012 sau khi ngân hàng ACB có sự biến động lớn về nhân sự cấp cao. Khi được bổ nhiệm chức chủ tịch ngân hàng ACB thì anh mới 34 tuổi. Trần Hùng Huy chính là vị CEO trẻ nhất trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Dù đến năm 2012, anh Huy mới chính thức giữ vị trí chủ tịch Hội Đồng Quản Trị nhưng do được tiếp xúc với lĩnh vực này từ rất sớm nên anh đã tham gia làm việc tại một số vị trí trong ngân hàng. Cụ thể:
- Năm 2002: Anh giữ chức chuyên viên nghiên cứu thị trường tài chính tại ACB
- Năm 2004: Anh giữ chức vụ Giám đốc Marketing ngân hàng ACB
- Năm 2008: Anh là thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng ACB
- Năm 2010: Anh trở thành Phó tổng Giám đốc của ngân hàng ACB
- Năm 2012 – đến nay: Anh giữ chức Chủ tịch ngân hàng ACB
Hành trình đưa ngân hàng ACB thoát khỏi khủng hoảng
Tình trạng của ngân hàng ACB vào năm 2012
Ngày 21/8/2012, ông Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB đã bị bắt. 5,6 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán đã mất đi sau ba phiên giao dịch, hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản của ngân hàng ACB bị bốc hơi sau chưa tới một năm. Đây là những con số thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự việc, điều mà trước đó khó ai có thể nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với một ngân hàng có vị thế như ACB.
Không còn vai trò quản trị sau khi vướng vòng lao lý, ảnh hưởng của "ông trùm ngân hàng" một thời với ACB chỉ còn là những khoản nợ xấu nghìn tỷ đồng với một số công ty liên quan. Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho sáu công ty có liên quan đến Kiên được xác định là lên đến hơn 9.400 tỷ đồng, với tổng số tài sản gồm số dư tiền gửi, cổ phiếu, bất động sản và vàng.
Anh Trần Huy Hùng nhận chức chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Tháng 9 năm 2012, anh Trần Hùng Huy chính thức tiếp quản vị trí chủ tịch ngân hàng ACB. Thời điểm tiếp quản chiếc “ghế nóng” của ACB là giai đoạn ngân hàng đang gặp khủng hoảng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những kiến thức đã được học cùng với sự hỗ trợ lớn phía sau đến từ cha của anh và các cộng sự đã đưa ACB dần thoát khỏi thời kỳ khó khăn.
Thành tựu đạt được
Chỉ sau 6 tháng nhậm chức, anh đã đưa ngân hàng ACB dần dần từng bước phát triển. Chính điều này đã giúp anh tiếp tục ngồi vững trên “ghế nóng” trong sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên Hội Đồng Quản Trị. Hiện nay, anh Huy còn đảm nhiệm vai trò là Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro, thành viên Ủy ban Chiến lược và thành viên Ủy ban Đầu tư.
Năm 2017 – 2018 là 2 năm mà ngân hàng ACB liên tiếp có những thành tựu kinh doanh nhảy vọt. Lợi nhuận năm 2018 của ngân hàng đạt gần 6.400 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2017. Trong năm 2017, mức doanh thu của ngân hàng cũng tăng xấp xỉ gần 1,6 lần so với năm trước đó.
Bên cạnh đó, ACB còn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trên toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với 0,69% vào cuối năm 2018. Theo báo cáo tài chính quý II năm 2018, lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhất của ngân hàng từ hoạt động khác là hơn 700 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này tăng gần gấp 73% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, thu nhập từ lãi thuần và hoạt động dịch vụ của ACB đều tăng mạnh, mang về lần lượt là 4.862 tỷ đồng và 747 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Tổng số tài sản tính đến thời điểm cuối quý II năm 2018 đạt xấp xỉ 310.000 tỷ đồng. Tức là tăng 9% so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ACB vào cuối quý II năm 2018 đạt 4.836 tỷ đồng, tương đương với 43% vốn điều lệ ngân hàng.
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ACB giàu như thế nào?
Giữ chức vị chủ tịch của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn khi tuổi còn rất trẻ, chắc chắn nhiều người cảm thấy tò mò về khối tài sản của doanh nhân Trần Hùng Huy đang nắm giữ. Hiện tại, anh đang sở hữu 56,97 triệu cổ phiếu, chiếm 3,43%, có giá trị là 1.344 tỷ đồng. Từ khi sở hữu một lượng lớn cổ phiếu của ACB, vị CEO trẻ này chưa từng có ý định mua thêm hay bán bớt đi. Mặc dù, giá có cổ phiếu của ngân hàng ACB đã gặp nhiều biến động nhưng điều đó cũng không khiến anh muốn bán cổ phiếu mình sở hữu.
Vậy nên, anh Trần Hùng Huy luôn nằm ở vị trí cao trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay. Trong lĩnh vực ngân hàng cái tên Trần Hùng Huy thực sự rất nổi tiếng. Anh không chỉ được biết đến là một doanh nhân tài ba, một đại gia sàn chứng khoán Việt mà còn là một người truyền cảm hứng nhờ những dự án lan tỏa lối sống xanh.
Lời kết
Anh Trần Hùng Huy là chủ tịch ngân hàng ACB, đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng và trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất nước ta. Với sự dẫn dắt của anh, chắc chắn ngân hàng sẽ thành công hơn nữa trong tương lai.