meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều cần biết về việc ngân hàng thu nợ xấu (Bad Bank)

Thứ bảy, 28/10/2023-21:10
Ngân hàng thu nợ xấu là một trong những hoạt động mà không ngân hàng nào muốn gặp phải nhưng đây là điều bắt buộc phải đối mặt khi tình hình thị trường ngày càng khó khăn.

Ngân hàng thu nợ xấu

Trong tiếng Anh ngân hàng thu nợ xấu được gọi là Bad Bank, đây là hoạt động mà ngân hàng sẽ mua lại các khoản nợ xấu hoặc tài sản được thế chấp có tính thanh khoản kém từ các tổ chức tài chính khác. Tổ chức nắm giữ tài sản khi nắm giữ những tài sản đó không thể sinh lời thì sẽ bán cho ngân hàng để thu nợ xấu với giá thấp hơn hoặc bằng thị trường.Thông qua việc bán lại các tài sản đó cho ngân hàng thu nợ xấu thì tổ chức tài chính có thể xóa các khoản đó trong bảng cân đối kế toán của mình mặc dù vẫn buộc phải ghi giảm. Một ngân hàng thu nợ xấu cũng có thể đưa ra giả định tài sản rủi ro cho một nhóm tổ chức tài chính. 

Người được và người mất khi ngân hàng thu nợ xấu

Mặc dù khi bán những khoản nợ xấu này cho ngân hàng các cổ đông và trái chủ sẽ phải mất tiền nhưng người gửi tiền thì được đảm bảo. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán thì họ vẫn được tái cấp vốn hoặc thanh lý. Còn nếu như các ngân hàng mất khả năng thanh toán, thì những nhà quản lý ngân hàng thu nợ xấu có thể tập trung vào việc tối đa hóa những giá trị của các tài sản với độ rủi ro cao. 

Đánh giá về Ngân hàng thu nợ xấu

Việc thiết lập ngân hàng thu nợ xấu có thể khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy bị áp lực, nhưng đây cũng là một hoạt động cần thiết để giải quyết những khoản nợ xấu, cứu những ngân hàng rơi vào trường hợp bế tắc. Năm 2009, công ty tư vấn McKinsey đã liệt kê ra 4 mô hình cơ bản của Ngân hàng thu nợ xấu như sau:

- Bảo lãnh trên bảng cân đối kế toán (thường là bảo lãnh chính phủ), được ngân hàng sử dụng để bảo vệ một phần thua lỗ từ các khoản đầu tư của họ. 

- Một công ty phục vụ mục đích đặc biệt (special-purpose entity - SPE), trường hợp này ngân hàng sẽ chuyển tài sản xấu của họ sang một tổ chức khác (một lần nữa, thường được chính phủ hỗ trợ).

- Tái cấu trúc nội bộ để mang đến bộ máy minh bạch, ngân hàng cũng sẽ thiết lập một đơn vị riêng để nắm bắt các tài sản xấu (giải pháp không giúp ngân hàng tách khỏi rủi ro). 

- Nếu một ngân hàng thu nợ xấu tách ra thì có nghĩa là họ sẽ thành lập một ngân hàng độc lập hoàn toàn so với ngân hàng ban đầu, tránh rủi ro cho ngân hàng ban đầu.  


Ngân hàng thu nợ xấu là hoạt động mà ngân hàng sẽ mua lại các khoản nợ xấu hoặc tài sản được thế chấp có tính thanh khoản kém từ các tổ chức tài chính khác
Ngân hàng thu nợ xấu là hoạt động mà ngân hàng sẽ mua lại các khoản nợ xấu hoặc tài sản được thế chấp có tính thanh khoản kém từ các tổ chức tài chính khác

Nợ xấu là gì ?

Nợ xấu còn được gọi là nợ khó đòi, đây là một trong những nỗi ám ảnh của các tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Hiểu đơn giản thì nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, bị nghi ngờ có khả năng mất vốn. Nợ xấu là nợ đến hạn trả cho bên vay mà người vay không trả hoặc cố tình kéo dài thời gian để không phải trả. 

Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

Đối với nợ xấu cần phải phân loại để có những hình thức xử lý phù hợp. Việc phân loại nợ xấu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Hiện nợ xấu được phân loại cụ thể trên CIC – Tổ chức tín dụng quốc gia Việt Nam. Hệ thống CIC đánh giá lịch sử nợ theo 5 nhóm sau: 

Nhóm 1

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn

Dưới 10 ngày

Có thể xem xét vay ngay

Nhóm 2

Nhóm nợ cần chú ý

Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày

Sau 12 tháng

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

Từ 30 tới dưới 90 ngày

sau 5 năm

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ bị mất vốn

Từ 90 ngày dưới 180 ngày

sau 5 năm

Nhóm 5

Nhóm nợ có khả năng mất vốn

Nợ từ 180 ngày trở lên

sau 5 nă


Ngân hàng tiến hành thu nợ xấu phải phụ thuộc vào các quy định của pháp luật
Ngân hàng tiến hành thu nợ xấu phải phụ thuộc vào các quy định của pháp luật

Có phải nợ xấu nhóm nào cũng không được duyệt vay tiếp ?

Theo quy định phân loại tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ xấu sẽ được chia thành 5 nhóm với các mức độ nợ khác nhau. Tùy vào từng nhóm được xếp hạng cũng như mức độ rủi ro thì ngân hàng sẽ xét duyệt việc cso được vay tiếp hay không theo Khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN)

Nhóm nợ có rủi ro thấp

Khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định nợ được phân loại vào nợ có rủi ro thấp gồm:

Thứ nhất, Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

-Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Hai là, Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

Với nhóm nợ này nếu bạn chọn vay thế chấp ngân hàng hay vay có tài sản đảm bảo thì dễ dàng vay được còn đối với các sản phẩm vay tín chấp thì cũng được cân nhắc, chủ yếu là các công ty tài chính sẽ cho vay nhiều hơn nhưng bạn phải chứng minh bản thân đã xóa hết nợ xấu với bên cho vay.

Nhóm nợ có rủi ro cao

Tại khoản q3 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về nợ xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao như sau:

Một là, Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế);

Hai là, Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

Ba là, Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Bốn là, Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

Năm là, Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Với những ai đang có nợ mà theo quy định xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao thì hầu như 90% là không ai được vay vốn cả.

Như vậy, không phải cứ thuộc nhóm nợ xấu thì sẽ không được xét duyệt vay mà là thủ tục và các bước xét duyệt sẽ khó khăn hơn, đồng thời phải xem xét nhóm nợ xấu là rủi ro thấp hay rủi ro cao. Nếu như nằm trong nhóm rủi ro cao thì bạn mới không có cơ hội được cấp xét duyệt vay tiếp. Vì thế, cần phải hết sức cẩn thận tránh để rơi vào trường hợp nợ xấu có tỷ lệ rủi ro cao nếu còn muốn tiếp tục được cấp phép vay. 

Cách để kiểm tra nợ xấu

Nếu muốn biết bản thân có từng bị nợ xấu hay không thì mỗi cá nhân có thể kiểm tra thông tin của mình và cũng có thể kiểm tra được thông tin của người khác nữa. Do đó, trước khi thực hiện vay vốn nên kiểm tra xem bản thân có dính nợ xấu không để thực hiện thủ tục nhanh chóng không mất thời gian. Các cá nhân có thể tự thực hiện việc kiểm tra này bằng những cách sau: 

Cách 1: Nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra, bạn có thể nhờ ngân viên của chính ngân hàng mà bạn đang định vay vốn. Đây là cách tốt nhất và chính xác nhất để thực hiện vì đôi khi chính bản thân bạn không biết các và các quy trình kiểm tra thì có thể không chính xác. 

Cách 2: Nhờ nhân viên tài chính kiểm tra, việc kiểm tra trên CIC sẽ chỉ có nhân viên làm ở công ty tài chính mới thực hiện được, song bạn sẽ vẫn mất một khoản phí kiểm tra lịch sử nợ xấu

Cách 3: Tự kiểm tra trực tiếp trên hệ thống CIC, mọi người có thể tự tải app này về điện thoại hoặc đăng ký tài khoản trên website của CIC. Tuy nhiên, với cá nhân khi kiểm tra thì chỉ có thể kiểm tra được thông tin sơ bộ ở hiện tại còn các nắm về trước không thể tra được.


Các khách hàng được khuyến khích thanh toán đúng hạn tránh trường hợp ngân hàng thu hồi nợ xấu bắt buộc
Các khách hàng được khuyến khích thanh toán đúng hạn tránh trường hợp ngân hàng thu hồi nợ xấu bắt buộc

Ngân hàng thu hồi nợ xấu là một hoạt động không ngân hàng nào mong muốn xảy ra, tuy nhiên, đây cũng là điều khó tránh khỏi trong quá trình vay tín dụng. Đối với các cá nhân hay tổ chức không nên để xảy ra nợ xấu vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình đi vay sau này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

15 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

15 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

15 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

15 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

15 giờ trước