meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những “con gà đẻ trứng vàng” trên sàn chứng khoán Việt Nam đem về cho các “đại gia” Thái Lan hàng nghìn tỷ mỗi năm

Thứ ba, 09/05/2023-15:05
Những cái tên như Vinamilk, Sabeco, Nhựa Bình Minh,… đều là những doanh nghiệp đầu ngành với truyền thống chi trả cổ tức cao, đều đặn hàng năm, đã đem về cho các tập đoàn lớn của Thái Lan hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Theo Nhịp sống thị trường, sau nhiều năm miệt mài thâu tóm, các tập đoàn lớn đến từ Thái Lan giờ đây đã “phủ bóng” trên rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, các đối tượng được người thái nhắm đến chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất, chế biến, công nghiệp, chế tạo, bán lẻ,... đã phát triển mạnh mẽ đến một ngưỡng và hiện gặp khó với bài toán tăng trưởng.

Các tập đoàn khổng lồ của Thái lan đến nay đã trở thành các cổ đông lớn, thậm chí chi phối hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ của Việt Nam, đã phần trong đó đều chưa niêm yết. Mặc dù vậy, những thương vụ đáng chú ý nhất lại là các “bom tấn” trên sàn chứng khoán như Vinamilk, Sabeco, hay Nhựa Bình Minh.

Đây đều là những doanh nghiệp sản xuất đầu ngành có khả năng tạo ra doanh thu cũng như lợi nhuận khủng mỗi năm. Ngoài ra, với truyền thống chi trả cổ tức cao và đều đặn hàng năm, những “con gà đẻ trứng vàng” này còn đem lại cho các tập đoàn lớn của Thái Lan hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.


 
 

Cổ tức làm vơi bớt phần nào nỗi buồn cổ phiếu

Nếu nói về những lần “chơi lớn” của các tỷ phú Thái không thể không nhắc đến thương vụ thâu tóm Sabeco (mã CK SAB) gây chấn động hồi cuối năm 2017. Thời điểm đó, Vietnam Beverage (thuộc Thaibev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi) đã chi số tiền gần 5 tỷ USD để mua trọn lô 343,66 triệu cổ phiếu SAB, qua đó chính thức nắm quyền chi phối hãng bia lớn nhất Việt Nam.

Sau thương vụ đình đám trên, cổ phiếu SAB liên tục giảm sâu, đặc biệt là sau khi bị “kẹp” giữa 2 gọng kìm Covid-19 và Nghị định 100. Từ mức thị giá cao nhất sàn, có thời điểm cổ phiếu này đã rơi xuống dưới mức giá khi mới niêm yết và đến nay vẫn đang chật vật tìm về ánh hào quang khi xưa. Giá trị số cổ phần Thaibev nắm giữ theo đó cũng “bốc hơi’ gần một nửa và hiện chỉ còn khoảng 2,7 tỷ USD.


 
 

Tuy nhiên, bù lại, mỗi năm Sabeco đều trả cổ tức “tiền tươi” hàng nghìn tỷ đồng, trong đó phần lớn đều chảy về túi của tỷ phú Thái Lan. Dự kiến, năm 2022 Sabeco sẽ chia thêm cổ tức đặc biệt 15%, từ đó nâng tổng mức cổ tức lên 50%, được biết Vietnam Beverage sẽ được nhận hơn 1.700 tỷ đồng. Kể từ khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Sabeco, tổng cộng  “đại gia” Thái Lan đã bỏ túi hơn 8.200 tỷ đồng cổ tức.

Không cần chi phối vẫn “ăn đậm”

Ngoài thương vụ đình đám của Sabeco, “gã khổng lồ” ngành sữa Vinamilk (mã VNM) cũng xuất hiện bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi sau khi TCC Holding mua lại Fraser & Neave (pháp nhân Singapore) vào năm 2013 với giá 11,2 tỷ USD. Công ty con của Fraser & Neave là F&N Dairy Investment thời điểm đó đã là cổ đông lớn của Vinamilk.

F&N Dairy Investment đã đầu tư vào Vinamilk từ lâu nhưng chỉ thực sự được chú ý kể từ năm 2017 sau thương vụ thoái vốn của SCIC. Sau nhiều lần tăng sở hữu, đến nay, các thành viên thuộc Fraser & Neave đang sở hữu tổng cộng hơn 20% vốn tại VNM, chỉ đứng sau cổ đông Nhà nước (36%). Lượng cổ phần VNM trong tay người thái hiện ước tính vào khoảng xấp xỉ 1,2 tỷ USD.

Mặc dù không nắm quyền chi phối, nhưng tỷ phú Thái Lan vẫn “ăn đậm’ cổ tức từ Vinamilk do doanh nghiệp này vẫn chi trả cổ tức đều đặn ở mức cao khoảng 40 - 60% hàng năm. Riêng cổ tức năm 2022, Fraser & Neave đã thu về hơn 1.600 tỷ đồng. Kể từ khi bắt đầu gián tiếp nắm cổ phần tại VNM từ năm 2013 đến nay, “đại gia” Thái Lan đã “đút túi” hơn 12.000 tỷ đồng cổ tức.

Sau khi SCIC thoái vốn, nhóm Fraser & Neave và Platinum Victory PTE Ltd – thành viên thuộc Jardine Cycle & Carriage (Singapore) đã tạo ra một cuộc đua ngầm chưa có hồi kế. Cả 2 tổ chức này liên tục đăng ký mua cổ phiếu VNM với khối lượng lớn, nhưng hầu như không giao dịch và lại tiếp tục đăng ký mua. Dù từng nhiều lần phủ nhận, nhưng giới phân tích cho rằng tỷ phú Thái Lan vẫn sẽ tham chiến để có thể nắm quyền chi phối Vinamilk nếu có cơ hội.

Hưởng lãi đơn, lãi kép

Cũng trong thời điểm bóng dáng người Thái xuất hiện tại Vinamilk, Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan cũng bắt đầu tiến hành thâu tóm Nhựa Bình Minh (BMP). Thời gian gần đây, thương vụ này được nhắc lại khá nhiều khi cổ phiếu BMP liên tục ghi nhận tăng nóng lên lập đỉnh lịch sử mới. Theo ước tính, số cổ phần BMP nằm trong tay người Thái có giá trị thị trường vào khoảng 3.500 tỷ đồng.


 
 

Từ đầu tháng 3/2021, Nawaplastic đã trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh sau khi chi khoảng 243 tỷ đồng để mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng với tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó. Sau nhiều lần thực hiện mua gom, đặc biệt là thương vụ “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC vào đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018, đến nay “đại gia” Thái Lan đã nắm quyền chi phối gần 55% vốn của doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam này.

Ngoài lãi lớn nhờ cổ phiếu tăng mạnh, Nawaplastic còn “vớ bẫm” nhờ cổ tức. Theo đó, từ khi tổ chức này trở thành cổ đông lớn vào đầu năm 2012, chưa năm nào Nhựa Bình Minh quên chia cổ tức bằng tiền mặt. Dự kiến năm 2022 doanh nghiệp này dành gần như toàn bộ lợi nhuận để chi cổ tức với tỷ lệ 84%, trong đó cổ đông Thái Lan sẽ bỏ túc 376 tỷ đồng. Tổng số tiền cổ tức mà cổ đông Thái Lan này thu về từ khi trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh ước tính có thể lên đến hơn 1.400 tỷ đồng.

Ngoài 3 thương vụ đình đám kể trên, các “đại gia” Thái Lan còn nắm giữ lượng lớn cổ phần của một số doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam như trường hợp của TCG Solutions Pte.Ltd – thành viên khác thuộc Tập đoàn SCG nắm giữ 94% số vốn của Sovi (SVI); Tập đoàn C.P nắm giữ gần 25% vốn của Fimex (FMC); Indorama Ventures sở hữu gần 98% vốn của Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG). Với quy mô nhỏ hơn nhiều, các doanh nghiệp này thường chỉ đem về cho người Thái khoảng vài chục tỷ đồng cổ tức mỗi năm, thậm chí Nhựa Ngọc Nghĩa còn có 6 năm chưa chia cổ tức.

Như vậy, ước tính các “đại gia” Thái Lan đã bỏ túi tổng cộng gần 1 tỷ USD từ cổ tức của các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước