meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

Thứ tư, 02/11/2022-08:11
Chủ động thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng, đảm bảo hoạt động đúng hướng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, qua đó sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên để hiện thực hóa điều này là hoàn toàn không hề dễ dàng.

Vì sao việc xây dựng kế hoạch kinh doanh rất quan trọng 

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện những chiến lược đã được các doanh nghiệp đề ra. Điều này đem đến rất nhiều những lợi ích to lớn cho đơn vị doanh nghiệp:

Thu hút sự quan tâm chú ý rất lớn của các nhà đầu tư

Các đơn vị đầu tư sẽ không bao giờ cân nhắc rót vốn cho một đơn vị doanh nghiệp không có bất cứ chương trình định hướng hay kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài. Chính vì thế, các doanh nghiệp đặc biệt là những công ty khởi nghiệp cần phải tính toán, xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững. Một bản kế hoạch kinh doanh có khả năng thu hút được vốn đầu tư từ các tài trợ phải bao gồm các yếu tố cụ thể như: báo cáo tài chính, dự báo về thị trường và giải thích rõ ràng, chi tiết về mô hình kinh doanh, sản xuất của đơn vị doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được chiến lược phát triển tốt hơn 

Bản kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ là thước đo để đánh giá chính xác được các quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Qua đó, lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ biết được rằng bước đi nào sắp tới có thể đạt được hiệu quả tốt, bước nào sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách để có thể đề ra được những phương án giải quyết cụ thể, đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng nguy cấp.

Kế hoạch kinh doanh là nền tảng giúp phát triển doanh nghiệp 

Khi doanh nghiệp đã xây dựng nên một kế hoạch kinh doanh khoa học và có được nền móng bền vững thì nhiệm vụ còn lại là thực hiện từng bước trong kế hoạch đã đề ra đó. Dù rằng các bước đi trong kế hoạch có thể gặp phải nhiều khó khăn, thử thách hoặc thậm chí là không thành công, thì bản kế hoạch đó cũng sẽ mang đến cho đội ngũ quản trị doanh nghiệp của một bài học kinh nghiệm đáng nhớ và từ đó có phương án sửa chữa sau này.


Kế hoạch kinh doanh là điều cần phải thực hiện đối với các doanh nghiệp
Kế hoạch kinh doanh là điều cần phải thực hiện đối với các doanh nghiệp

Những điều cần chuẩn bị cần chuẩn bị khi lập kế hoạch kinh doanh

Để thực hiện tốt một bản kế hoạch kinh doanh thực sự hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu có sự liên quan như sau:

  • Thu thập các thông tin, dữ liệu số liệu quan trọng: Mô hình triển khai sản xuất, kinh doanh, quy mô cụ thể của doanh nghiệp, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, thông tin chi tiết về doanh nghiệp (địa chỉ trụ sở, địa chỉ email, số điện thoại, số lượng nhân viên…), tình hình tài chính, quản trị rủi ro…
  • Chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu, hồ sơ có liên quan: Logo và nhận diện thương hiệu, các sổ sách, tài liệu có liên quan đến kế toán, các bản báo cáo về việc luân chuyển tiền tệ, chi tiêu hay các tài liệu phân tích chuyên ngành, tình hình của đối thủ cạnh tranh…
  • Xác định các đối tượng thực hiện kế hoạch: Người thực hiện kế hoạch kinh doanh có thể là bộ phận marketing, kinh doanh, sản xuất, hành chính của doanh nghiệp hay là sự kết hợp giữa nhiều bộ phận có chuyên môn khác nhau.

Những bước để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Các bước chi tiết để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh đạt được thành công và hiệu quả như sau:

Bước 1: Xây dựng những ý tưởng độc đáo, mới lạ trong kinh doanh

Một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, khác biệt trên thị trường sẽ là nền tảng vững chắc để các đơn vị doanh nghiệp tiến hành thêm nhiều hướng đi khác nhau trong bản kế hoạch. Tuy nhiên những ý tưởng này phải có giá trị thực tiễn, có khả năng thực hiện được và không đụng hàng với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Điều này giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường.

Bước 2: Xác định các mục tiêu cụ thể

Trước khi doanh nghiệp thiết kế ra bản kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định chính xác được mục tiêu kinh doanh. Người lập kế hoạch cần phải đặt ra câu hỏi doanh nghiệp sẽ đạt được thành quả gì, thực hiện các nhiệm vụ trong bao lâu,... Mục tiêu rõ ràng, chi tiết và đúng đắn sẽ là động lực lớn để doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tốt hơn.

Bước 3: Thực hiện nghiên cứu thông tin thị trường 

Việc nghiên cứu thông tin thị trường bài bản và chi tiết sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ phận chuyên môn hiểu sâu hơn về thị trường, các khách hàng và những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chính vì thế, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh, bạn cần phải trang bị cho mình một hệ thống nền tảng kiến thức về tài chính, kinh doanh sâu rộng.

Bước 4: Xây dựng biểu đồ SWOT 

Xây dựng biểu đồ SWOT trong kinh doanh là liệt kê chi tiết ra những điểm mạnh, điểm yếu đang tồn tại của doanh nghiệp để từ đó có thể nhìn ra được những cơ hội tuyệt vời và thách thức, khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai kế hoạch kinh doanh. Mô hình SWOT đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai chiến lược kinh doanh, vì người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xác định cụ thể, rõ ràng xem những mục tiêu được đề ra có thực sự khả thi hay không. Nếu mục tiêu đặt ra không hợp lý thì cần đánh giá làm lại ma trận SWOT.

Bước 5: Triển khai xây dựng mô hình kinh doanh 

Sau khi đã có ý tưởng kinh doanh cụ thể và xác định chính xác biểu đồ SWOT, thì doanh nghiệp sẽ cần phải thiết lập nên mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ cần tìm thêm đội ngũ nhân viên tài năng, các đồng sự giỏi để triển khai kế hoạch kinh doanh một cách thành công.

Chiến lược kinh doanh cần phải được phân chia nhiệm vụ cụ thể cho những nhân sự có năng lực cụ thể, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm sẽ giúp cho doanh nghiệp không chỉ gia tăng được lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cũng như giúp cho doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn.

Bước 6: Triển khai xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả

Để tăng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và thu về được những khoản lợi nhuận cao, hấp dẫn thì khi doanh nghiệp triển khai lập kế hoạch kinh doanh cần phải xây dựng một chiến lược marketing hoàn chỉnh. Chiến lược marketing này sẽ phải bao gồm các nội dung như sau: PR truyền thông, quảng cáo, hoạt động quảng bá thương hiệu,... được thực hiện linh hoạt và lâu dài để từ đó có thể mở rộng thị trường và tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.

Bước 7: Quản lý đội ngũ nhân sự và tài chính 

Khi mô hình kinh doanh càng lớn thì việc quản lý tài sản, tài chính càng cần phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Ngoài ra, việc tuyển dụng thêm nhân sự đối với một doanh nghiệp trong quá trình phát triển là điều hiển nhiên. Đây là bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh mà mọi người cần phải hết sức để tâm và lưu ý.

Bước 8: Thực hiện triển khai kế hoạch 

Ở bước cuối này doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc triển khai các bước trong kế hoạch như đã định. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng, các bước trước đó trong kế hoạch kinh doanh phải được thực hiện theo đúng như quy trình. Nếu có sự thay đổi, thì cần phải thực sự phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và điều kiện tình hình chung tại thời điểm đó để bản kế hoạch diễn ra suôn sẻ, trôi chảy, không bị bỏ dở giữa chừng.

Ngoài việc các nhân viên liên quan trong doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những bước tiến hành lập kế hoạch kinh doanh đã nêu ra ở trên, bản kế hoạch cần phải được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết, logic, ngắn gọn nhưng cũng phải đầy đủ ý và đơn giản, dễ hiểu, tránh cho người đọc cảm thấy bị khó hiểu hoang mang, khi phải đọc một bản kế hoạch kinh doanh quá dài và không có nội dung trọng tâm. Ngôn từ được sử dụng cũng cần phải thực sự phù hợp với trình độ hiểu biết, kỹ năng của những người tiếp nhận.

Những nguyên tắc cần phải ghi nhớ khi triển khai xây dựng kế hoạch kinh doanh

Khi thuyết trình về một chiến lược kinh doanh bạn cần phải ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây

Trình bày kế hoạch kinh doanh dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích

Một bản kế hoạch quá nhiều vấn đề, trình bày dài dòng, lan man, thiếu trọng tâm sẽ khiến người đọc khó theo dõi, chọn lọc thông tin, thậm chí có thể khiến người nghe phải bỏ dở giữa chừng vì mệt mỏi và nhàm chán. Mục đích chính của kế hoạch là có thể dễ dàng quản lý các dự án và đưa doanh nghiệp phát triển một cách đúng hướng, có hiệu quả. Vì vậy, kế hoạch kinh doanh cần phải được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung thông tin liên tục và tóm tắt những ý chính đặc biệt quan trọng cần phải quan tâm, chú ý.


kế hoạch kinh doanh phải được làm chi tiết
kế hoạch kinh doanh phải được làm chi tiết

Ngôn từ phải phù hợp với người nghe

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể sẽ phải gửi đến các nhà đầu tư, lãnh đạo, đối tác, các nhân viên hoặc thậm chí khách hàng… Không phải ai cũng sẽ hiểu hết các thuật ngữ, danh từ riêng hay từ ngữ viết tắt. Vì thế, trước khi chính thức bắt tay vào việc thiết lập chiến lược kinh doanh, bạn sẽ cần phải xác định đối tượng người nhận là ai để từ đó lựa chọn sử dụng ngôn từ trình bày cho phù hợp.


Khi thiết lập phương án kinh doanh cần phải tính toán đến nhiều yếu tố khác nhau
Khi thiết lập phương án kinh doanh cần phải tính toán đến nhiều yếu tố khác nhau

Không quá lo lắng khi thiết lập phương án kinh doanh

Nếu có đầy đủ hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của mình, bạn sẽ có thể lập ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chi tiết và dễ dàng. Bạn có thể bắt đầu với một kế hoạch sơ bộ tóm tắt những thông tin chung sau đó sẽ triển khai một cách chi tiết hơn. Bạn không nên quá lo lắng mà hãy bắt đầu với những đề mục bắt buộc dưới đây:

  • Bản kế hoạch tóm tắt chiến lược kinh doanh
  • Bản mô tả doanh nghiệp.
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ.
  • Bản phân tích chi tiết về thị trường.
  • Báo cáo về nguồn nhân lực, tài chính và marketing.
  • Những tài liệu liên quan đính kèm.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh không phải là điều đơn giản nếu như bạn không có kiến thức về kinh doanh. Chính vì thế bạn cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan về thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước