meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhu cầu không gian kho bãi "nóng" lên theo sức mua của người tiêu dùng cuối năm

Thứ tư, 09/11/2022-07:11
Theo báo cáo từ Cushman & Wakefield, công ty dịch vụ BĐS thương mại toàn cầu, tỷ lệ lấp đầy các kho xưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt tới 90% chỉ trong hai quý đầu năm 2022. Tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ đạt 100% trong những tháng tiếp theo do động thái lấp đầy kho hàng từ các nhà bán lẻ trước khi doanh số bán hàng đi vào cao điểm cuối năm nay.

Thống kê từ báo cáo quý 3/2022 của CBRE, thị trường khu công nghiệp duy trì hoạt động khả quan trong những quý vừa qua, khi nguồn cung mới hoạt động sôi nổi. Cụ thể, nhiều khu công nghiệp mới đi vào hoạt động trên thị trường cấp 1, có thể kể đến là khu công nghiệp Thuận Thành I, Bắc Ninh, quy mô 182 ha. (Thị trường Cấp 1 bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh).

Chỉ tính riêng trong quý 3 năm 2022, tỷ lệ lấp đầy trung bình của thị trường cấp 1 là 80,2%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với quý trước do có nguồn cung mới hoạt động, vẫn duy trì ở mức cao. 

Một số khu công nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động trong đầu năm 2023 đã đạt được tỷ lệ cam kết cho thuê sớm khả quan, ở ngưỡng từ 40% - 100% giai đoạn đầu triển khai. Dự báo với nguồn cầu tích cực, mức giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ duy trì mức tăng khoảng 5- 10%/năm trong ba năm tới tại thị trường phía Bắc và 8 - 13%/năm tại khu vực phía Nam. Song hành với đó là áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn về nguồn cung chất lượng của thị trường.

Cuộc “săn lùng” các kho hàng, bãi vận cuối năm nay

Tâm lý thị trường tiếp tục diễn biến tích cực khi thị trường ghi nhận các giao dịch lớn từ 10 - 50 ha trong quý. Theo đó, sức hấp thụ thực của thị trường Cấp 1 là 133 ha trong quý, cao hơn 12,7% so với quý trước. Các giao dịch lớn tập trung ở các lĩnh vực như điện tử, năng lượng mặt trời và đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực hậu cần (logistics). Đáng chú ý, lượng giao dịch đổ về phục vụ nhu cầu thuê kho hàng, vận lạnh từ các ông lớn bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế chứng kiến mức tăng trưởng cao.

Nền kinh tế số của Việt Nam cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành TMĐT chính là điểm nhấn của Báo cáo nền kinh tế Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội” do Google, Temasek và Bain & Company vừa phát hành.

Những con số nổi bật từ báo cáo cho thấy, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Có được thành tích vượt trội này là nhờ sự tăng trưởng 26% của TMĐT so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Stephanie, Phó chủ tịch Google châu Á - Thái Bình Dương, phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận định.“Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và TMĐT tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á”.


Cuộc “săn lùng” các kho hàng, bãi vận cuối năm nay
Cuộc “săn lùng” các kho hàng, bãi vận cuối năm nay

Trong bối cảnh có hơn 90% người tiêu dùng kỹ thuật số chia sẻ sẽ tiếp tục duy trì và gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong 12 tháng tới, mua sắm trực tuyến được kỳ vọng là đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Trong 75% người dân sử dụng Internet đã có đến 74,8% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ thêm, nếu giai đoạn Covid-19 đã tác động tiêu cực đến một số ngành kinh tế khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm, thì TMĐT vẫn tăng trưởng mạnh mẽ tới 18% (năm 2020), 16% (năm 2021) và dự kiến đạt 20% vào năm 2022. 

Nhận định về tình hình khả quan của thị trường TMĐT Việt Nam, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling cho biết, “Chỉ trong năm vừa qua đã có gần 10 triệu sản phẩm “Made in Vietnam” được bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu. Ngoài ra, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên kênh này cũng tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam được dự báo trở thành thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026”.

Trước sức hút của TMĐT đã thúc đẩy nhu cầu “săn lùng” kho bãi, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhấn mạnh, “Các nhà bán lẻ đã tìm kiếm nhiều kho hàng mới kể từ tháng 6 để chuẩn bị cho đợt bán hàng vào dịp lễ sắp tới. Điều này đã trở nên khó khăn hơn khi tình trạng khan hiếm nguồn cung đang diễn ra tại nhiều khu vực trọng điểm trong đó có hai thành phố Hà Nội và TP. HCM”.

Ứng dụng công nghệ số vào quản lý hậu cần kho hàng

Chia sẻ từ một đại diện thuộc nền tảng thương mại điện tử Lazada, việc các kho hàng trở nên bận rộn hơn vào thời điểm cuối năm là điều bình thường đối với các nền tảng thương mại điện tử.

Ông cho biết Lazada đã tận dụng các lợi thế công nghệ để nâng cao hiệu quả kho hàng, giảm bớt áp lực cho việc quản lý hậu cần của mình. “Chúng tôi có một số lượng lớn các phương tiện tự lái và hơn 300.000 m2 các nhà kho và trung tâm phân loại được hỗ trợ bởi AI, cho phép cắt giảm thời gian giao hàng trong các mùa cao điểm”, người đại diện cho biết.


Ứng dụng công nghệ số vào quản lý hậu cần kho hàng
Ứng dụng công nghệ số vào quản lý hậu cần kho hàng

Một đại diện từ nền tảng thương mại điện tử Shopee cũng tiết lộ gần đây họ đã khai trương 10 kho hàng mới và nâng cấp các kho hiện có để mở rộng khả năng lưu kho. “Chúng tôi đang phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh để giúp người bán bắt kịp nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong mùa cao điểm”, vị đại diện này cho biết thêm.

TikiNOW Smart Logistics, một công ty hậu cần liên kết với nền tảng Thương mại điện tử Tiki cũng không “đứng ngoài cuộc” khi đã tiến xa hơn trong việc ứng dụng robot để hỗ trợ con người trong vận chuyển và xử lý đơn hàng. Việc tự động hóa bằng robot đã cải thiện đáng kể hiệu quả kho hàng. “Công nghệ cho phép chúng tôi thực hiện các tác vụ phức tạp nhất trên nền tảng và tiết kiệm cho người bán từ 30% đến 40% chi phí của họ”, đại diện Tiki cho biết.

Vẫn là câu chuyện thiếu nguồn cung chất lượng cao

Nhận diện những hạn chế, bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc thương mại của SLP Việt Nam, nhận xét rằng phần lớn kho hàng tại Việt Nam không đạt tiêu chuẩn cao và rải rác không đồng đều trên khắp cả nước.

Bà Diệp cho biết sự thiếu vắng đại diện của các kho hàng ở miền Bắc đã là một cản trở lớn đối với việc luân chuyển hàng hóa trên toàn quốc, làm tăng thêm chi phí cho việc quản lý chuỗi cung ứng. “Các nhà kho được xây dựng chủ yếu ở phía Nam và chỉ 30% ở phía Bắc. Sự phân tán địa lý không đồng đều như vậy là một trở ngại cho việc vận chuyển hàng hóa trên khắp đất nước,” bà chia sẻ.

Một báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy hơn 70% kho hàng tại Việt Nam tập trung xung quanh các trung tâm kinh tế phía Nam. Khi nhu cầu về mặt bằng kho bãi ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt, giá thuê tăng cao. Một số công ty đã phải sử dụng nhà phố để thay thế cho nhà kho mặc dù trước đây không được cắt ra để làm kho lạnh.


Vẫn là câu chuyện thiếu nguồn cung chất lượng cao
Vẫn là câu chuyện thiếu nguồn cung chất lượng cao

Về phía bà Trang Bùi, việc khai thác tiềm năng từ robot, máy bay không người lái và hệ thống cảm biến sẽ cải thiện đáng kể việc quản lý hàng tồn kho và an toàn cháy nổ trong kho hàng.

Bà Trang cũng nhấn mạnh nguồn cung khan hiếm của các nhà kho chuyên nghiệp là cơ hội tuyệt vời cho các công ty đầu tư vào hệ thống nhà kho xây sẵn đạt tiêu chuẩn quốc tế để giải quyết tình trạng thiếu hụt, đồng thời ứng dụng những công nghệ hiện đại vào hệ thống kho vận quốc gia một cách đồng bộ, thông minh.

“Các công ty có nhà kho, robot, máy bay không người lái và hệ thống cảm biến được xây dựng sẵn trong tay, cũng như khả năng tính toán đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động chính xác, tối ưu sẽ là những người chiến thắng!”

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước