Nhóm nhiệt điện hưởng lợi từ El Nino trở lại, doanh nghiệp xây lắp hạ tầng điện "sáng cửa" nhờ vốn đầu tư lớn
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung doanh nghiệp được mệnh danh là "Samsung" của ngành giày da Việt Nam: Doanh thu hơn 1 tỷ USD, sở hữu lượng nhân viên ngang với một Khu công nghiệp6 tháng đầu năm 2022, Nhiệt điện Quảng Ninh vượt kế hoạch nămNăm 2022, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã đặt kế hoạch lãi tăng 57%, đạt 278 tỷ đồngTrong báo cáo ngành điện được công bố mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCB) đã đánh giá sản lượng điện tiêu thụ năm 2022 đã ghi nhận đà hồi phục từ mức nền thấp cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng đầu năm đạt mức 225,98 tỷ kWh, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Theo đó, sản lượng điện tăng nhờ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường sau giai đoạn dịch bệnh.
Trong đó, sản lượng thủy điện năm 2022 tăng mạnh do La Nila hoạt động mạnh gây mua bất thường hồi đầu năm cùng lượng nước về hồ lớn, đạt mức 82,24 tỷ kWh. Ở chiều ngược lại, sản lượng điện than giảm do tình trạng thiếu than vào đầu năm và thủy văn thuận lợi đạt 86,56 tỷ kWh. Ngoài ra, sản lượng điện khí cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ đạt mức 23,87 tỷ kWh, năng lượng tái tạo tăng 24% đạt 29,87 tỷ kWh, đóng góp chủ yếu đến từ các dự án điện gió vận hành từ cuối năm 2021.
Tổng công suất diện cuối tháng 10 tăng nhẹ so với đầu năm đạt 79.351 MW. Nhiệt điện than chiếm phần lớn tỷ trọng với 32,5%, thủy điện chiếm 28,2%, tua bin khí chiếm 11,3%, công xuất nguồn điện năng lượng tự nhiên không có nhiều sự thay đổi sau giai đoạn tăng trưởng nóng (chiếm 27,2%).
Trong khi đó, tình trạng thiếu than kể từ đầu năm và giá dầu khí tăng cao đã góp phần làm tăng giá bán điện trên thị trường cạnh tranh, 9 tháng đầu năm 2022, giá CGM trung bình đạt 1.479 đồng/kWh, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành điện thế giới đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023
Đánh giá triển vọng ngành điện năm 2023, về bối cảnh thế giới, giá than toàn cầu dự báo sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong năm bởi thị trường than toàn cầu khá tập trung trong khi nhu cầu than của EU hiện vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát sẽ chỉ giúp nhu cầu tiêu thụ than tại thị trường này tăng nhẹ khi thị trường bất động sản và xây dựng vẫn ảm đạm.
Cùng với đó, quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sẽ gặp nhiều thách thức do nguồn cung thiết bị điện gió (turbine) hiện đang phụ thuộc vào một số quốc gia, trong đó Trung Quốc chiếm 60% thị phần nguồn cung, châu u chiếm 20% thị phần. Điều này tiềm ẩn những rủi ro có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai.
Ngoài ra, những chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới, cùng chi phí đầu tư đặc biệt là chi phí lãi vay (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí dự án) tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Bên cạnh đó, sự phụ thuộc lớn của nguồn cung các kim loại quan trọng cho quá trình chuyển hóa năng lượng vào một số quốc gia và khu vực dự báo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến những yếu tố như: địa chính trị, chính sách điều hành của chính phủ và biến động giá trong tương lai. Tuy nhiên, các dự án năng lượng mặt trời có thể được hưởng lợi từ việc giá thành giảm nhờ những tiến bộ về công nghệ cùng với lợi thế kinh tế về quy mô nhờ năng lượng sản xuất lớn và tiết giảm chi phí vận hành.
Doanh nghiệp nhiệt điện được hưởng lợi
Tại Việt Nam, dự báo nhu cầu phụ tải sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất cũng như nguồn vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam. Tại kịch bản cơ sở, nhu cầu phụ tải dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng kéo ở mức 9,08%/năm vào giai đoạn 2021-2025 và 7,95%/năm trong giai đoạn 2026-2030, ngoài ra, công suất cự đại cũng được dự báo tăng ở mức tương đương. Cùng với dự báo El Nino trở lại sẽ giúp nhóm doanh nghiệp nhiệt điện được hưởng lợi.
Đối với mảng điện khí, nhiệt điện đang được nước ta ưu tiên phát triển mạnh chỉ sau nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến Việt Nam sẽ phát triển hơn 28.400 MW nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu và sẽ có thêm hơn 14.900 MW nguồn điện khác được chuyển đổi sang sử dụng LNG để bù đắp cho nguồn khí đốt khai thác trong nước cũng như hạn chế phát thải từ nhiệt điện than. Tuy nhiên, việc giá khí LNG nhập khẩu cao đang gây khó khăn cho quá trình đàm phán giá bán điện, từ đó dẫn tới quá trình tìm kiếm nguồn cung từ các đối tác và đàm phán 3 bên giữa nhà cung cấp, chủ đầu tư và EVN có thể sẽ mất nhiều thời gian.
Doanh nghiệp xây lắp hạ tầng điện được hưởng lợi từ vốn đầu tư lớn
Cơ cấu nguồn điện hiện nay được phát triển theo hướng xanh hơn theo Quy hoạch điện VIII. Trong đó, điện gió sẽ là nguồn điện được ưu tiên pháp triển mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng công xuất hàng năm ở mức 29,1%/năm trong giai đoạn 2020-2035. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, điện mặt trời sẽ không được đẩy mạnh đầu tư cho đến năm 2030, tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn 2030-2050 công suất sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình là 12%/năm.
Cùng với đó, nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu cũng là một nguồn điện được ưu tiên phát triển mạnh cho đến năm 2035 với tổng công suất dự kiến đạt mức 28.400 MW. Đối với thủy điện, công suất gần như không có sự thay đổi nhiều do tiềm năng thủy điện gần như đã được khai thác hết. Với nhiệt điện than thậm chí sẽ không được phát triển mới sau năm 2030.
Có thể thấy, cơ sở hạ tầng sẽ cần nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển nguồn và lưới điện. Dự kiến trong giai đoạn từ 2021-2045 có thể đạt 83 tỷ USD và 9,35 tỷ USD, trong đó năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên phân bổ nhiều nhất. Theo đó, các doanh nghiệp trong mảng xây lắp và tư vấn sẽ được hưởng lợi nhờ khối lượng hợp đồng lớn.