meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhờ Sabeco, ông lớn đồ uống Thái Lan tham vọng giành lại ngôi vương tại thị trường bia Đông Nam Á

Thứ năm, 29/09/2022-22:09
Với Sabeco, nhà sản xuất đồ uống hàng đầu Thái Lan - ThaiBev đang hướng tới mục tiêu trở lại ngôi vua tại thị trường bia Đông Nam Á. Tại thị trường bia Việt Nam, đơn vị này đang chiếm khoảng 40%.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, tập đoàn Thai Beverage (ThaiBev) sở hữu Nhà máy bia Sài Gòn (Sabeco) của Việt Nam và xem đây như là một “viên ngọc quý” của mình. ThaiBev là một trong những công ty đồ uống lớn nhất tại Đông Nam Á và cũng là công ty đồ uống lớn nhất của Thái Lan. Theo tờ Asia Nikkei, ThaiBev càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi lượng tiêu thụ bia đang dần hồi phục trở lại tại Việt Nam - một trong những nền kinh tế bùng nổ trong khu vực Đông Nam Á.

Cách đây ít ngày, ông lớn ngành đồ uống của Thái Lan đã tìm giải pháp loại bỏ những tin đồn đã xảy ra kể từ thời điểm mua lại công ty Sabeco vào năm 2017. Các Giám đốc điều hành tại cuộc họp báo thường niên của công ty cho biết tập đoàn đang có lợi thế tốt để giành lại vị trí ngôi vương tại khu vực Đông Nam Á nhờ có “viên ngọc quý” Sabeco. Công ty này đang nắm giữ khoảng 40% thị trường bia của Việt Nam.


Giám đốc điều hành của ThaiBev cho biết công ty có lợi thế lớn để giữ vị trí số 1 tại thị trường bia Đông Nam Á
Giám đốc điều hành của ThaiBev cho biết công ty có lợi thế lớn để giữ vị trí số 1 tại thị trường bia Đông Nam Á

“Sabeco là viên ngọc quý của chúng tôi. Trong số tất cả các tài sản có liên quan đến ngành sản xuất bia trong khu vực, đó là một tài sản vô cùng quý hiếm”, theo Thapana Sirivadhanabhakdi, Giám đốc điều hành của ThaiBev Group.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường bia lớn nhất với trị giá 26 tỷ USD vào năm ngoái và đứng thứ 3 tại khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Vào năm 2017, Thaibev đã mua lại 54% cổ phần của Sabeco với giá 4,8 tỷ USD.

Sau khi mua lại Sabeco, ThaiBev đã trở thành ông lớn sản xuất bia hàng đầu của khu vực khi xét về khối lượng. Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn phải chứng kiến lợi nhuận thấp trong khi chi phí cao trong vài năm đầu tiên hoạt động.  Nguyên nhân được cho là do Sabeco phải chật vật đối mặt với vấn đề liên quan đến quản lý chi phí cũng như ghi nhận năng suất kém hiệu quả khi nhà nước thoái vốn tại công ty.

Theo thông tin từ các Giám đốc điều hành, bằng cách đầu tư vào việc quản lý chi phí và số hóa những cơ sở sản xuất của Sabeco, ThaiBev đã phần nào tiết kiệm được thời gian. Trong số cổ phần của Sabeco, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn nắm giữ 36%. 10% còn lại thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Theo ông Michael Chye Hin Fah, Giám đốc điều hành hãng bia BeerCo, ThaiBev không muốn mua lại cổ phần của SCIC. Mặt khác, theo chia sẻ của bà Thapana, nếu thị trường có nhiều thanh khoản, định giá tổng thể cho Sabeco chắc chắn sẽ được cải thiện nhờ đó.

Có trụ sở tại Singapore, BeerCo chuyên sản xuất và bán các thương hiệu như bia mang phong cách Đức cao cấp Federbrau, bia Chang của Thái Lan, và Archa trong phạm vi ngân sách của công ty. Thông qua việc mua lại Sabeco, BeerCo cũng sở hữu các thương hiệu Việt Nam là Bia Sài Gòn và 333.


Bia Sài Gòn và Bia 333 thuộc sở hữu của công ty BeerCo
Bia Sài Gòn và Bia 333 thuộc sở hữu của công ty BeerCo

Theo xác nhận từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, tại Singapore, công ty sẽ không vội vàng niêm yết BeerCo cho đến khi có dấu hiệu điều kiện thị trường ổn định hơn. Vào tháng 2/2021, ThaiBev đã đưa ra kế hoạch để bán 20% cổ phần của mình thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng với mục đích huy động thành công khoản tiền 2 tỷ USD. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng, kế hoạch này đã đóng băng, chưa được triển khai.

Theo Koh Poh Tiong, Chủ tịch hội đồng quản trị tại BeerCo và Sabeco, họ không chuẩn bị kế hoạch nào để bán nó với mức giá ưu đãi hay chiết khấu.

Trên sàn giao dịch Singapore, giá cổ phiếu của ThaiBev đã tăng 1,61% sau cuộc họp báo giữa trưa 27/9. Tuy nhiên, về tổng thể vẫn giảm 4,55% tính từ hồi đầu năm. Trong giai đoạn 9 tháng kết thúc vào tháng 6, tập đoàn ghi nhận doanh thu tăng 8,2% lên 207,9 tỷ baht (5,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong cùng giai đoạn này, EBITDA của ThaiBev đã tăng 6,7%, đạt mức 39,1 tỷ baht.

Theo cảnh báo của ông Thapana, đồng baht giảm giá cùng với yếu tố lạm phát có thể đẩy giá nhập khẩu nhôm và mạch nha tăng lên đáng kể. Ông cũng cho biết kể từ tháng 10, khi Thái Lan có kế hoạch tăng lương tối thiểu ít nhất 5% lên mức 328 baht mỗi ngày, bởi vậy chi phí lao động theo đó cũng sẽ tăng lên.

Tập đoàn ThaiBev cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như nhiều nhà sản xuất nước giải khát khác đang gặp phải. Cụ thể, họ cũng đối mặt với những khó khăn như thiếu hụt nước và lũ lụt. Chỉ riêng tại các cơ sở sản xuất tại Thái Lan, công ty đã dùng từ 15-20 triệu mét khối nước hàng năm, tính đến năm 2020. Do đó, việc thiếu nước ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của công ty.

Với mức thuế tiêu thụ nước của mình, Thái Lan có thể ghi nhận chi phí tăng từ 70 triệu baht lên mức 140 triệu baht.


ThaiBev cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn
ThaiBev cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn

Nhằm khởi động chiến lược phát triển bền vững của mình, Thaibev đã dùng cuộc họp báo thường niên, nhằm mục tiêu bổ sung đầy đủ nguồn nước ngầm được dùng trong những hoạt động của mình vào năm 2040, đồng thời không phát thải ròng.

Theo người đứng đầu của bộ phận phát triển kinh doanh bền vững của công ty, Tongjai Thanachanan, trong vòng 2 năm tới, tập đoàn ThaiBev sẽ thay thế  ⅓ đội xe bằng xe điện.

Theo nguồn tin cho biết, tập đoàn TCC Group được thành lập bởi Charoen Sirivadhanabhakdi, bao gồm các bộ phận là ThaiBev và BeerCo. Theo thông tin từ tạp chí Forbes, tại Thái Lan, Charoen được xếp vào danh sách người giàu thứ 2 với khối tài sản ròng trị giá 10,8 tỷ USD tính tới hết ngày 27/9.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước