meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp báo lãi "đều đặn" khi "nói không" với vay nợ ngân hàng

Thứ năm, 16/03/2023-14:03
Mỗi giai đoạn và mỗi ngành nghề của mỗi doanh nghiệp khác nhau đã dẫn đến cơ cấu tài sản khác nhau, tuy nhiên nói không với vay nợ ngân hàng có thể xem là lợi thế dành cho những đơn vị này ở trong bối cảnh thị trường gặp áp lực về thanh khoản.

Theo Nhịp sống thị trường, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì gần như không thể nào thiếu đi công cụ đòn bẩy tài chính. Và đòn bẩy thể hiện được mức độ mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay, tăng nguồn lực dành cho hoạt động kinh doanh cũng như tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của mình. Cũng theo đó, việc tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, nếu như tận dụng quá mức sẽ kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn khôn lường. 

Ghi nhận thực tế cho thấy, có nhiều công ty bởi vì quá lạm dụng đòn bẩy tài chính mà đã không cân đối được dòng tiền trả nợ. Đáng chú ý, trong bối cảnh hiện nay suy thoái kinh tế, lãi suất tăng đã có ngày càng nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực về thanh khoản. 


Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì gần như không thể nào thiếu đi công cụ đòn bẩy tài chính
Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì gần như không thể nào thiếu đi công cụ đòn bẩy tài chính

Ở chiều hướng ngược lại, trong bức tranh chung thì vẫn còn có những đơn vị thu về lãi ròng đến hàng trăm tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân, thậm chí đạt mức 2 con số dù cho không dùng đến đòn bẩy. Có khoảng 80% tổng tài sản của các công ty này đã được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. 

Cũng trong mỗi giai đoạn, ngành nghề của mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu tài sản sẽ khác nhau, tuy nhiên nói không với nợ vay ngân hàng cũng có thể xem là lợi thế dành cho những đơn vị này ở trong bối cảnh thị trường gặp áp lực về thanh khoản. 

Nhiều doanh nghiệp lãi "đều như vắt tranh”

Điển hình có Công ty Cổ phần Đại lý vận tải Safi (SFI), kết thúc năm 2022 với lãi ròng 216 tỷ đồng và đã đánh dấu năm thứ 4 tăng trưởng mạnh hậu dịch bệnh COVID-19 với tốc độ trung bình lên đến 73%/năm.

Đáng chú ý, SFI không hề vay nợ ngân hàng trong thời gian nhiều năm trở lại đây. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SFI vào mức 996 tỷ đồng thì mức vốn góp của chủ sở hữu đóng góp 80% với 776 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, SFI tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước và là thành viên của Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Và tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã trải qua thời gian gần 15 năm trong ngành hàng hải, dịch vụ vận tải đa phương thức. SFI cũng đã bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2006, tổng vốn điều lệ hiện tại ở mức 238 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp báo lãi "đều đặn" khi "nói không" với vay nợ ngân hàng - ảnh 2

Trong năm 2020, giữa cao điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, tăng mạnh thì SFI cũng đã có sóng tăng trưởng thị giá từ vùng 10.000 đồng/cp lên 50.000 đồng/cp. Không những thế, SFI còn lọt vào TOP những doanh nghiệp có mức EPS cao nhất ở trên sàn chứng khoán với giá trị khoảng 13.000 đồng. Hiện tại, công ty đang giao dịch ở vùng 35.500 đồng/cp.

Xuyên suốt giai đoạn 2019 - 2022, tăng trưởng lợi nhuận ròng còn có Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC, SCS). Hiện tại, tổng tài sản của SCS vào mức 1.556 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đóng góp đến 1.434 tỷ đồng cũng như Công ty không có vay nợ ngân hàng.

Trong năm 2022, SCS ghi nhận mức lãi ròng 646 tỷ đồng. Và hoạt động trong mảng dịch vụ hàng không, SCS thu về hàng trăm tỷ lợi nhuận hàng năm, thậm chí biên lợi nhuận gộp của công ty thuộc hàng mơ ước với mức 82%. 

SCS được thành lập vào năm 2008, tổng số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. SCS chuyên đầu tư xây dựng và phát triển Nhà ga hàng hóa Hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế ở Sân bay Tân Sơn Nhất. Nhận được sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài như Công ty tư vấn Luisthansa (LCG - Đức), Công ty tư vấn Sân bay Nhật Bản (JAC), nhà ga hàng hóa của SCS đã có tổng mức đầu tư lên con số 1.065 tỷ đồng (khoảng 51 triệu USD), sở hữu diện tích rộng 143.000m2 và tiếp giáp với bến đậu số 1, 2, 3 của sân đậu máy bay ở Tân Sơn Nhất.

Cho đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên gấp 3 lần, ghi nhận 1.010 tỷ đồng. SCS cũng có hậu phương khá mạnh với 35,12% vốn thuộc Gemadept và 14,3% vốn thuộc sở hữu của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), gần 10% là quỹ ngoại sở hữu.


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cũng hoạt động ở trong mảng dịch vụ hàng không, Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS) đã ghi nhận được sự tăng trưởng mạnh về chỉ số lợi nhuận mỗi năm. Hiện tại, NTC cũng không hề có dư nợ vay ngân hàng. 

Không giống với SCS, NCT hiện nay vẫn còn là công ty con của ACV với tỷ lệ sở hữu là hơn 55%, hoạt động ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). NCT hiện nay đang cung cấp các dịch vụ sân bay. Kết thúc năm 2022, NCT đạt mức 736 tỷ đồng doanh thu thuần,  237 tỷ đồng lãi sau thuế, so với năm 2021 tăng 6%. Biên lợi nhuận gộp hiện tại cũng vào mức 49%.

Còn một trường hợp tương tự ở trong lĩnh vực dầu khí và được hậu thuẫn bởi ông lớn, cơ cấu tài chính không nợ vay cũng như lợi nhuận tăng trưởng đều đặn mỗi năm với tỷ lệ bình quân là 10% đó là Công ty Cổ phần Phân phối Khí Thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D, PGD). Tìm hiểu cho thấy, PGD tiền thân là Xí nghiệp kinh doanh khí thấp áp Vũng Tàu được thành lập năm 2002 trực thuộc của PV GAS - đơn vị chuyên kinh doanh sản phẩm khí đốt.

Cũng theo đó, mốc thời gian đáng nhớ của PGD chính là cuối năm 2009, cổ phiếu của công ty đã được niêm yết ở trên sàn HoSE. Hiện tại thì vốn điều lệ của công ty vào mức 900 tỷ đồng, trong đó PV Gas vẫn đang là cổ đông lớn nhất với 50,5% và tiếp đến là hai cổ đông Nhật Bản khi sở hữu lần lượt 25% của Tokyo Gas Asia Pte Ltd và 21% của Saibu Gas Co.,Ltd.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

23 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

23 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

23 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

23 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

23 giờ trước