meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguyên nhân khiến giá vàng miếng "bốc hơi" 5 triệu đồng/lượng?

Thứ ba, 19/07/2022-06:07
Chỉ trong chưa đầy một ngày, giá vàng miếng trên thị trường trong nước có thời điểm đã giảm hơn 5 triệu đồng/lượng, thổi bay toàn bộ đà tăng của 5 tháng trước đó đã được ghi nhận lại.

Theo Zing, trong ngày đầu tuần, thị trường vàng trong nước ghi nhận nhiều biến động chưa từng có khi giá mua vào - bán ra của vàng miếng giảm liên tục, có những thời điểm mất hơn 5 triệu đồng so với cuối tuần trước.

Tính đến cuối ngày hôm qua (18/7), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã ghi nhận 28 lần điều chỉnh giá vàng miếng trong đó có tới 26/28 lần điều chỉnh giảm.


Giá vàng miếng chiều qua đã lao dốc mạnh
Giá vàng miếng chiều qua đã lao dốc mạnh

Giá vàng miếng lao dốc mạnh

Cụ thể, giá vàng miếng hôm qua do Công ty SJC niêm yết có thời điểm đã rơi xuống mức 61,8 - 63,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm lần lượt ở mức 5,55 triệu đồng đối với chiều mua vào và 4,15 triệu đồng theo chiều bán ra so với cuối tuần trước. 

Nếu so với giá mở cửa sáng qua, giá mua vào vàng miếng của SJC cũng đã sụt giảm từ 5,35 triệu/lượng trong khi giá đã giảm gần 4 triệu/lượng. 

Lần giảm giá này là mức giảm mạnh nhất mà vàng miếng SJC từng ghi nhận trong một phiên giao dịch. Theo đà này, mọi mức tăng mà kim loại quý này ghi nhận trong nước trong 5 tháng trước đó đã bị thổi bay toàn bộ, kéo theo đó là giá vàng miếng SJC rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm nay. 

Đến cuối ngày hôm qua, dù đã hồi phục về mốc 63,4-64,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), nhưng so với phiên giao dịch cuối tuần trước, vàng miếng của SJC đã giảm hàng triệu đồng.

Trên thực tế, trên biểu đồ giá vàng hàng ngày, vàng miếng SJC đã giữ xu hướng giảm liên tục từ tháng 4 đến nay. Tuy nhiên, trong khi giai đoạn tháng 4-5, giá mặt hàng này chỉ giám khoảng 1,5 triệu/lượng, thì từ tháng 6 đến hiện tại, giá vàng miếng SJC đã "bốc hơi" gần 6 triệu đồng.


Diễn biến vàng miếng SJC hôm qua (18/7)
Diễn biến vàng miếng SJC hôm qua (18/7)

Diễn biến giảm giá tương tự cũng ghi nhận tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PN). Theo đó, sáng qua sau khi giảm giá bán vàng miếng về mức 66,05 triệu/lượng. Sang đến phiên giao dịch chiều qua, công ty này đã tiếp tục đà giá kim loại quý này về mức 64,8 triệu đồng/lượng, nâng tổng mức giảm hôm nay lên 3,15 triệu đồng/lượng. 

Theo chiều ngược lại, vào cuối tuần trước PNJ vẫn chấp nhận vàng miếng mua vào có giá 67,35 triệu/lượng, nhưng sang cuối ngày hôm qua đã giảm về 62,8 triệu đồng, tương đương với mức giảm ròng lên đến 4,55 triệu đồng.

Hôm nay niêm yết giá giao dịch vàng miếng thấp nhất nằm ở mức 61,2 - 63,7 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm khoảng 6,2 triệu chiều mua vào và thêm 4,2 triệu chiều bán ra so với cuối tuần trước.

Đến cuối ngày hôm qua, giá mua - bán vàng tại khu vực này đã phục hồi về mức 63,1 - 65,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, so với cuối tuần về trước, giá bán vàng miếng giao dịch mà DOJI đưa ra vẫn thấp hơn 4 triệu đồng.

Theo ghi nhận của Zing, sau khi đồng loạt giảm giá vàng miếng xuống mức 66 triệu/lượng vào sáng qua. Đến cuối ngày, giá vàng miếng bán ra tại hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã phân hóa rõ rệt. 

Trong đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu hiện đang chấp nhận mua vào ở mức 63,2 triệu/lượng và bán ra đang ở mức 63,2 triệu/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn Phú Quý niêm  yết ở mức sàn 63,2-65,1 triệu/lượng (mua vào - bán ra). Ngoài ra, công ty Vàng Mi Hồng, giá niêm ở mức 61,55 - 65,5 triệu /lượng. So với cuối tuần trước, giá khi giao dịch vàng miếng tại các doanh nghiệp này đã giảm ở mức trên dưới 4 triệu đồng.

Vì sao vàng miếng lại "bốc hơi"?

Theo các chuyên gia, giá vàng miếng lao dốc mạnh trong phiên chiều ngày 18/7 hôm qua đến từ nhiều nguyên nhân do cả trong nước và quốc tế.

Cụ thể, thời gian gần đây triển vọng về giá vàng thế giới đang có dấu hiệu kém tích cực cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất trong tháng 7 này lên 0,75 điểm phần trăm sẽ khiến cho thị trường vàng trong nước chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, thị trường vàng trong nước cũng đang chịu những tác động sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc quản lý vàng miếng đồng thời khẳng định sẽ xem xét sửa quy định tại Nghị định 24/2012.


Trong phiên giao dịch chiều qua (18/7), giá vàng miếng đã bốc hơi hàng triệu đồng/lượng
Trong phiên giao dịch chiều qua (18/7), giá vàng miếng đã bốc hơi hàng triệu đồng/lượng

Theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Vàng bạc Đá quý SJC Phú Thọ, nguyên nhân dẫn đến phiên lao dốc mạnh chiều qua của vàng miếng là do những biến động trên thị trường tài chính thế giới. Trong đó, việc lần đầu tiên tỷ giá quy đổi giữa đồng euro và USD ngang hàng nhau sau 20 năm cùng với những lo ngại về việc Fed tăng lãi suất trong cuối tháng này đã gây ra những tác động mạnh lên giá vàng quốc tế.

Vì những yếu tố này nên ông Hải cho rằng, giá vàng thế giới sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, theo đó sẽ có những tác động đáng kể lên giá vàng trong nước trong những phiên giao dịch tiếp theo.

Cũng theo ông Hải, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng đã xuất hiện xu hướng nhiều nhà đầu tư đã tái cấu trúc danh mục bằng cách bán đi vàng miếng và mua vào vàng nhẫn.

Hiện vàng miếng SJC đang có giá cao hơn thế giới từ 17-19 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn chỉ cao hơn từ 5-6 triệu đồng. Ông còn cho biết, bản chất vàng nào cũng là vàng 99,99% có giá trị như nhau. Chính vì vậy, khi NHNN sửa quy định về quản lý vàng theo hướng giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới, nhà đầu tư bán vàng miếng mua lại vàng nhẫn trong thời gian này có thể thu lời từ 12-13 triệu đồng/lượng.

"Diễn biến của thị trường vàng trong nước hôm nay là để đón đầu đợt điều chỉnh của giá vàng thế giới trong cuối tháng 7 này sau khi Fed công bố nâng tiếp lãi suất, cộng với việc NHNN xem xét điều chỉnh Nghị định 24/2012", ông Hải nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn chiều qua.

Ngoài ra, theo lãnh đạo một doanh nghiệp vàng lớn tại Hà Nội lý giải việc doanh nghiệp nới rộng chênh lệch giá mua vào - bán ra từ 600.000-700.000 đồng/lượng trước đó lên mức 2 triệu đồng/lượng trong chiều qua là để chuẩn bị trước xu hướng bán vàng miếng sẽ tăng cao trong thời gian tới của các nhà đầu tư. 

Cũng theo vị này, bất chấp việc giá vàng miếng đã giảm liên tục trong thời gian vừa qua, các nhà đầu tư vẫn đang có xu hướng bán mạnh loại vàng này. Trong phiên giao dịch chiều qua, khi giá doanh nghiệp bán ra giảm mạnh, các nhà đầu tư cũng bán theo đã khiến cho thị trường vàng biến động mạnh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước