meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ giá gạo sẽ tăng kỷ lục do “bão” giá lương thực có thể kéo dài hết năm

Thứ sáu, 17/06/2022-16:06
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, tình trạng lạm phát lương thực sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2022.

Các chuyên gia cảnh báo giá gạo sẽ tăng trong thời gian tới

Do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine làm cho nhiều loại thực phẩm từ lúa mì, nhiều loại loại ngũ cốc khác đến thịt và dầu ăn giá tăng cao. Ngoài ra, giá phân bón và năng lượng cũng tăng cao kỷ lục.

Cụ thể, theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, so với cùng kỳ năm 2021, giá dầu thực vật đã tăng 45%. Mặt khác, giá tổng thể các loại ngũ cốc cũng tăng lên gần 30%.

Trong khi đó, so với năm ngoái, giá lúa mì tăng 56%, lúc đó cả hai quốc gia Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn.


Thu hoạch lúa gạo ở Ấn Độ
Thu hoạch lúa gạo ở Ấn Độ

Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Nomura (Nhật Bản) Sonal Varma cho rằng trong tương lai cần theo dõi giá gạo, bởi vì giá lúa mì tăng cao kéo theo có thể kéo theo nhu cầu thay thế lúa mì bằng gạo. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán, rủi ro đối với giá gạo vẫn ở mức thấp khi lượng tồn kho toàn cầu vẫn đang dồi dào và mùa hè này Ấn Độ sẽ bắt đầu vào mùa thu hoạch.

Giá lương thực tăng vọt

Mặc dù các chuyên gia cảnh báo mức rủi ro với giá gạo được đánh giá thấp. Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên bất ổn hơn khi Ấn Độ có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trong những thời gian tới giống như với lúa mì và đường trước đó.

Ngày 14/5, do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt khiến sản lượng sụt giảm và giá lúa mì tăng vọt trong nước, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì ra thế giới.

Trong bối cảnh các thị trường nông sản toàn cầu đang đứng trước thách thức lớn là thiếu nguồn cung và tăng giá, Ấn Độ vốn là một quốc gia sản xuất lúa mì thứ hai trên thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì. Quyết định này của Ấn Độ được cho sẽ làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tương tự Ấn Độ, nhiều nước trên thế giới cũng đang hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Bắt đầu từ tháng 6 năm 2022, Malaysia ban hành lệnh cấm xuất khẩu thịt gà cho đến khi tình hình ổn định. Theo thủ tướng Malaysia, lệnh cấm được đưa ra khi giá thịt gà và các sản phẩm từ thịt gà trên thị trường tăng vọt và nguồn cung trong nước không đủ cho người tiêu dùng.

Quyết định của Malaysia ngay lập tức tác động mạnh đến các khách hàng, đặc biệt là Singapore với món cơm gà truyền thống được nhập khẩu nguyên liệu chính từ Malaysia.

Các nhà buôn vẫn dự đoán giá gia cầm sẽ tăng mạnh mặc dù chính phủ Singapore đã đảm bảo rằng nước này sẽ đáp ứng đủ nguồn cung thịt gà.

Giá gà có thể sẽ tăng lên 4 - 5 USD/con hoặc thậm chí hơn thế khi lượng hàng dự trữ giảm xuống thay vì giá 3 USD ở hiện tại.


 
 

Ngày 13/6, tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hạn chế xuất khẩu đối với lương thực, thực phẩm vì các mục đích nhân đạo. Tại Trung Đông và Bắc Phi dự đoán có hàng triệu người có nguy cơ thiếu đói trong năm 2022, nơi đây được đánh giá là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Tại các nước Châu Phi có khoảng 80% lương thực và 92% ngũ cốc nhập khẩu, hiện tại, giá cả của những thực phẩm này ngày càng đắt đỏ.

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc cho biết, hóa đơn nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm nay được dự báo tăng lên mức kỷ lục mới từ 1.800 tỷ USD, tăng 51 tỷ USD so với năm ngoái, trong đó có tới 49 tỷ USD là do giá cả leo thang.

Tình trạng giá cả lương thực tăng cao sẽ kéo dài trong bao lâu và tác động của nó đến các nước là như thế nào? Đây là những thắc mắc đang được quan tâm nhất lúc này trên thị trường lương thực toàn cầu.

Tình trạng lạm phát lương thực kéo dài trong năm 2022

Lạm phát lương thực hiểu theo cách đơn giản nhất là sự tăng giá liên lục của lương thực. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng lạm phát lương thực sẽ còn tăng cao trong năm 2022. Nguyên nhân chính là do nguồn cung khan hiếm do xung đột chính trị và thiên tai ở nhiều nước.

Trong khi nhu cầu tiêu dùng sau dịch gia tăng mà cung lại giảm đi khi lao động từ khâu sản xuất bị chững lại, dẫn đến khủng hoảng thị trường.

Giá cả lương thực tăng cao ảnh hưởng như thế nào với các quốc gia?

Cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng lớn tới các nền kinh tế mới nổi và phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế đang phụ thuộc 2 nước Nga, Ukraine. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho rằng việc gia tăng giá lương thực là nguyên nhân chính thổi bùng lên áp lực lạm phát cho các nền kinh tế.


 
 

Do đó, Ngân hàng Thế giới mới đây dự báo, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3,4% trong năm nay. Còn các nền kinh tế phát triển là 2,6%, giảm 1,2% so với các dự đoán trước đó. Trong 2 năm tới, khi các nền kinh tế đang phát triển có thể lấy lại đà tăng trưởng. Mặt khác, các nền kinh tế phát triển được dự báo đi xuống và ở ngưỡng 1,9% trong năm 2024.

Lạm phát thế giới tăng cao gây áp lực lên Việt Nam

Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để phát triển thị trường xuất khẩu khi mà nguồn cung dồi dào và là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt vẫn là giá nhiên liệu, logistics đang tăng chóng mặt.

Trong 5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã vượt qua mốc 2,25%. Trong khi đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát cho cả năm là dưới 4%. Như vậy, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra là không còn nhiều khoảng trống.

Hiện nay, mức lạm phát 2,25% chủ yếu từ sự tăng giá của các nguyên nhiên liệu không bao gồm các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Do đó, trong thời gian tới, các gói hỗ trợ kích thích kinh tế sẽ tiếp tục được giải ngân mạnh, bài toán kiểm soát lạm phát càng cần được quan tâm.

Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đang được cân nhắc ưu tiên giảm tiếp lần thứ 2 để kiềm chế đà tăng của giá cả bởi vì giá xăng dầu có tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chia sẻ: "Chúng tôi đang dự kiến mức giảm cho tới mức sàn cho giá xăng dầu, đồng thời đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong thẩm quyền tại mức thấp nhất".

Nhiều chính sách đã kịp thời điều chỉnh ngay khi có dấu hiệu lạm phát xuất hiện như giảm 2% thuế VAT; sử dụng linh hoạt công cụ Quỹ bình ổn giá; thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất tiếp tục gia hạn. Ngoài ra, các ban ngành cũng tiến hành tăng cường kiểm tra, kiểm soát cung cầu xăng dầu để kịp thời ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ và gian lận giá trên thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

16 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

16 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

16 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

16 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

16 giờ trước