meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguồn tiền chảy vào bất động sản chỉ nhỏ giọt

Thứ tư, 26/07/2023-11:07
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, tiền đầu tư vào bất động sản đang chảy từ những ngành khác sang. Trong khi hiện nay hầu hết những ngành kinh tế đều gặp khó khăn thì rất khó có nguồn tiền đổ vào bất động sản.

Theo vnbusiness, sau khi Ngân hàng Nhà nước cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống, giảm 125 điểm cơ bản trần lãi suất huy động kể từ đầu năm 2023 tới nay, các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất vay mua nhà thả nổi xuống mức 13 - 13,5%/năm trong 6 tháng so với mức cao nhất là 14,5%/năm vào tháng 2. Nhưng mức lãi suất này vẫn cao, sẽ không nhiều tác động tới đà phục hồi của thị trường địa ốc. 

Thị trường BĐS chưa nhận được nguồn tiền đầu tư

Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) - Ông Phạm Đức Toản chia sẻ: “Các doanh nghiệp đang khó khăn trùng trùng, khó khăn lớn nhất không phải là vấn đề tài chính mà từ pháp lý. Quy trình thủ tục pháp lý vẫn thế nhưng tại sao ngày trước doanh nghiệp vẫn làm được còn bây giờ thông thoáng hơn thì lại tắc? Liên tục đưa ra các văn bản, Thông tư, Nghị định để tháo gỡ khó khăn cho bất động sản nhưng đến nay thị trường vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét. Những người trong ngành đang bảo nhau đi chơi vì càng làm càng mất tiền”. 


Từ nay tới cuối năm, thị trường BĐS không thay đổi tích cực, giao dịch vẫn có nhưng không nhiều
Từ nay tới cuối năm, thị trường BĐS không thay đổi tích cực, giao dịch vẫn có nhưng không nhiều

Thị trường địa ốc Việt Nam gặp một vấn đề khó giải quyết là nguồn cung không có, giá bán thì cao và không có người mua. Nếu giảm tiếp lãi suất thì chưa chắc đã có nhiều nhà đầu tư chịu “chốt”, bởi đây là giai đoạn rất nhạy cảm. Nhưng những ai có tiền hiện nay phần lớn vẫn muốn an toàn, một là gửi ngân hàng, hai là đầu tư vào một tài sản khác có tính ổn định hơn và thanh khoản cao. Hiện nay vẫn khó xác định được thời gian tới thị trường tiếp tục đi lên hay đi xuống. 

“Nếu lãi suất giảm, thị trường địa ốc có thể hồi phục một phần vì điều này tác động tới quyết định của người mua ở thực. Còn với các nhà đầu tư, trừ khi có sản phẩm thực sự tốt thì họ mới đầu tư, còn không vẫn sẽ giữ trạng thái nghe ngóng” - Ông Phạm Đức Toản nhìn nhận. 

Vì vậy, từ nay tới cuối năm, thị trường vẫn không thay đổi tích cực, giao dịch vẫn có nhưng không nhiều. Nguồn cung từ các dự án đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai. Nhưng các luật này lại đang được sửa và chờ thông qua. Tất cả đều đang trong trạng thái chờ đợi. 

Từ nay tới năm 2024, diễn biến của thị trường vẫn sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Những khó khăn hiện nay tác động tới các nhóm ngành khác như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại, dịch vụ… Hầu hết những ngành kinh tế này đều khó khăn, như vậy cũng không có tiền đổ vào bất động sản. Bởi tiền đầu tư vào BĐS phải chảy từ những ngành khác sang. 

Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Service (DXS - FERI) - Ông Phạm Anh Khôi cho rằng: “Nửa cuối năm nay, phần lớn nhà đầu tư vẫn duy trì ở trạng thái quan sát, không vội xuống tiền. Nhưng cũng sẽ xuất hiện nhu cầu mua “bắt đáy” BĐS. Đồng thời, nhiều chỉ báo đang dẫn tới kỳ vọng dòng tiền rẻ hơn sẽ trở lại vào nửa cuối năm 2023”. 


Dòng tiền tiết kiệm sau đáo hạn một phần sẽ di chuyển vào thị trường chứng khoán trước, rồi mới trở lại thị trường BĐS
Dòng tiền tiết kiệm sau đáo hạn một phần sẽ di chuyển vào thị trường chứng khoán trước, rồi mới trở lại thị trường BĐS

Theo đó, lãi suất huy động ở mức cao vào các tháng đầu năm, dẫn tới việc lượng lớn tiền gửi cá nhân đổ vào ngân hàng. Khi lãi suất huy động điều chỉnh về mức thấp (các ngân hàng lớn đều xấp xỉ 6%/năm) hứa hẹn sẽ có một phần tiền đổ vào kênh đầu tư khác ngoài gửi tiết kiệm. 

Theo dự báo của chuyên gia Dat Xanh Service, dòng tiền tiết kiệm sau đáo hạn một phần sẽ di chuyển vào thị trường chứng khoán trước, rồi mới trở lại thị trường bất động sản do số tài khoản chứng khoán mở mới tăng lên mức kỷ lục trong nhiều tháng qua, dự kiến là cuối năm 2023, đầu năm 2024. 

Thúc đẩy phục hồi bất động sản

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) - Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề cần đề cập và giải quyết trong việc đầu tư vào sản phẩm bất động sản, nhất là hai vấn đề mấu chốt. 

Cụ thể, phải tăng tổng cầu, vì trong tình thế thị trường vẫn còn khó khăn do sức mua yếu hiện nay đã dẫn tới tình trạng doanh nghiệp tiếp tục thiếu vốn, sụt giảm thanh khoản hay mất thanh khoản. Đồng thời, lại tắc các nguồn vốn khác như bị tắc vốn trái phiếu doanh nghiệp hay bị tắc nguồn vốn huy động từ khách hàng thì việc được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đây được xem là “phao cứu sinh” đối với doanh nghiệp bất động sản. 


Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề cần đề cập và giải quyết trong việc đầu tư vào sản phẩm BĐS
Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề cần đề cập và giải quyết trong việc đầu tư vào sản phẩm BĐS

Báo cáo NHNN chỉ ra tín dụng tiêu dùng bất động sản sụt giảm 1,32% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước (tăng 15%). Điều này cho thấy người mua nhà và nhà đầu tư địa ốc khó tiếp cận tín dụng hoặc giảm nhu cầu tín dụng có liên quan tới tâm lý mất niềm tin vào thị trường. Nhưng nếu có cơ chế hỗ trợ về tín dụng sẽ làm tăng thêm sức mua và tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản. 

“Trong tình thế thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay thì giải pháp tín dụng được xem là giải pháp có tính đột phá và có tính lan tỏa nhanh nhất, rộng nhất” - Ông Châu nhấn mạnh. 

Cùng với đó là vấn đề tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản, phải tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để tăng nguồn cung dự án. Qua đó sẽ làm tăng nguồn cung nhà ở đi đôi với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nhà ở để làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước