Người mua hàng thu lời nhờ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, tín đồ hàng hiệu đang tìm tới nơi nào để mua sắm?
Mức chênh lệch lớn
Đối với các tín đồ đam mê hàng hiệu, nếu họ mua một chiếc áo khoác Kensington của Burberry tại Anh sẽ tốn khoảng 1.052 USD (tương đương 1.790 bảng Anh). Nhưng nếu mua một chiếc áo tương tự tại Mỹ thì phải trả tới 2.490 USD, ở Trung Quốc sẽ bán với giá là 2.827 USD (hay 20.500 nhân dân tệ) - đang cao hơn khoảng 32% so với “quê hương” của thương hiệu này.
Trong lúc tiền tệ biến động, sự gia tăng tỷ giá đồng USD đã bóp méo đáng kể giá bán từ những nhà bán lẻ. Những nhà đầu tư đã mua đồng bạc này để dự trữ trong thời gian biến động và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất nhằm làm chậm tốc độ lạm phát. Điều này đang giữ cho đồng USD ở mức cao. Tính tới thời điểm này, đồng euro đã giảm 11% so với đồng USD, trong khi bảng Anh giảm 16%.
Tập đoàn của nhà chồng Hà Tăng thắng lớn với mảng thời trang hàng hiệu
IPP Group (IPPG) mới công khai doanh thu mảng thời trang hàng hiệu trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 3.600 tỷ đồng. Đây là mức tăng kỷ lục lên tới 97,8% so với cùng kỳ năm ngoái.Thị trường hàng hiệu cũ bùng nổ tại Trung Quốc
Thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu một món đồ xa xỉ, người tiêu dùng tại Trung Quốc đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng.“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn cùng những giấc mơ lớn vươn tầm thế giới
Khi chia sẻ về ý tưởng thành lập hãng hàng không hàng hóa vận tải vô cùng táo bạo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định, sự tham gia của IPP Air Cargo sẽ giúp Việt Nam lấy lại cũng như cân bằng được thương quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam cùng với các hãng nước ngoài.Vấn đề này khiến nhiều nhà bán lẻ đau đầu, nhất là những nhà bán hàng xa xỉ. Việc thay đổi tỷ giá đang trái với hình ảnh uy tín mà họ muốn phát triển. Dù người tiêu dùng sẽ không cần lo lắng về mức chênh lệch quá lớn đối với mặt hàng như kem đánh răng hay bàn chải. Nhưng với các đôi giàu có giá bán 2.000 USD hay chiếc áo khoác 5.000 USD lại là một câu chuyện khác.
Người quản lý nhóm nghiên cứu hàng cao cấp của Morgan Stanley - Ông Edouard Aubin cho biết: “Khoảng cách giữa đồng USD với những loại tiền tệ khác trở nên chênh lệch lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Những công ty có xu hướng chênh lệch giá bán khoảng 35% giữa châu Âu và Trung Quốc, và 25% giữa châu Âu và Mỹ trong giai đoạn ổn định. Nhưng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày nay đã lên hơn 40% do biến động ngoại tệ”.
Điều này đã thúc đẩy những người mua hàng khi đi du lịch ở nước ngoài hay thông qua những tay buôn để mua với giá chiết khấu tại những quốc gia khác. Sau khi Nhật Bản đã nới lỏng các hạn chế đi lại gần đây, du khách từ Hong Kong giúp tăng doanh số bán hàng tại những cửa hàng đồ xa xỉ tại Nhật.
Tại Hong Kong, một chiếc khăn quàng cổ thương hiệu Burberry Montage cashmere có giá là 5.300 HKD (khoảng 675 USD). Tại Mỹ, một chiếc khăn tương tự sẽ bán với giá 620 USD chưa gồm thuế.
Nhưng khi giảm 21% của đồng yên so với USD hiện tại, chiếc khăn đó tại Nhật Bản có giá là 85.800 yên tương đương 588 USD, giảm 13% so với Hong Kong và giảm 15% so với Mỹ. Khi đi du lịch Nhật Bản, người mua có thể yêu cầu được hoàn 10% từ thuế giá trị gia tăng, vì vậy tổng số tiền tiết kiệm được khoảng 25%.
Điều này không chỉ riêng với thương hiệu Burberry. Một báo cáo về ngành hàng xa xỉ của Ngân hàng Mỹ công bố ngày 8/11 cho thấy, với ngành hàng may mặc sang trọng, chênh lệch giá giữa Mỹ và châu Âu là khoảng 38%.