Người dân nội thành Hà Nội khó khăn tìm nhà ở
Theo Thanh niên Việt, thị trường bất động sản mang vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong vòng 3 năm nay, việc kiểm soát và cắt giảm phương án giao đất đã khiến nguồn cung hầu hết các phân khúc bất động sản bị giảm mạnh. Nhiều địa phương đã một thời gian dài không ghi nhận thêm dự án nào được phê duyệt, khởi công xây dựng dẫn tới không có nguồn cung mới. Đáng chú ý là, các sản phẩm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và khu nhà cho người có thu nhập thấp rất khan hiếm tại vùng đô thị.
Bộ Xây dựng thống kê, nguồn cung nhà ở thương mại tại hầu hết các địa phương đều giảm, nhiều dự án rất khó khăn để triển khai vì vướng mắc về thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư, khó khăn với quá trình giao đất, sử dụng đất. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số ở Hà Nội là rất nhanh, thành phố đang phải gánh nhiều áp lực tới cơ sở hạ tầng, giao thông, quy hoạch và nhất là vấn đề nhà ở phục vụ nhu cầu người dân.
Những lưu ý về thay đổi về thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tại Hà Nội
Ngày 14/6/2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 26/2022/QQD - UBND sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm Quyết định 12/2017/QĐ-UBND và thay thế Quyết định 24/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố.Chủ nhà cắt lỗ, tháo chạy khỏi chung cư trên con đường đau khổ nhất Hà Nội
Mua căn hộ chung cư được hơn 1 năm, chủ nhà đã phải bán tháo vì không chịu nổi cảnh tắc đường và hạ tầng xuống cấp.Tốc độ tăng giá nhà tại Hà Nội đang nhanh hơn TP.HCM
Thời gian qua, nguồn cung căn hộ liên tục sụt giảm, nguyên nhân xuất phát từ nhiều lý do như tắc pháp lý, vật liệu xây dựng tăng cao... Theo đó, giá nhà cũng tăng lên.Dựa trên số liệu, dân số tại thủ đô mỗi năm ước tính tăng bình quân khoảng 160.000 người, tương đương với dân số của một huyện lớn. Dự tính tới năm 2030, dân số tại Thủ đô sẽ tăng đến gần 10 triệu người.
So với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội tuy vẫn có mật độ dân số thấp hơn nhưng lại phân bổ không đồng đều, xảy ra tình trạng chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn, giữa quận với huyện,... Thậm chí giữa các quận với nhau thì cũng có mật độ và tốc độ gia tăng dân số khác nhau đáng kể, tỷ lệ tập trung không đồng đều đã gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội.
Báo cáo chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản mới đây của Batdongsan.com cho thấy, phần lớn số người tham gia khảo sát (khoảng 92%) đang có ý định mua nhà, 67% số người trong đó đang tìm kiếm bất động sản sơ cấp.
Đồng thời, ngay khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và trở lại thời kỳ bình thường mới hậu Covid - 19 thì lượng người lao động, sinh viên,... từ các tỉnh thành không ngừng đổ về Hà Nội. Từ đó đã khiến nhu cầu về nhà ở nội đô tăng mạnh hơn nữa khi phụ huynh ở các tỉnh mong muốn mua một căn hộ tại Hà Nội vừa để thuận tiện cho con em ăn học, lại vừa là tài sản tích lũy. Hoặc các gia đình trẻ có một số vốn tích lũy cũng như nhận thêm hỗ trợ từ gia đình đang có nhu cầu mua nhà ở riêng…
Để giải quyết vấn đề dân số đang gia tăng chóng mặt như vậy thì các khu đô thị mới đang dần được hình thành ở các vùng ven đô. Nhưng, tuy có thể giải quyết phần nào về nhu cầu nhà ở những vấn đề cốt lõi là nơi làm việc của người dân đều ở trong nội thành. Thực tế, còn rất nhiều vấn đề nan giải khác như: Hệ thống giao thông không đáp ứng kịp tốc độ gia tăng dân số khiến tình trạng ùn tắc trầm trọng, chi phí đi lại gia tăng vì nhiên liệu tăng giá, mất quá nhiều thời gian để du chuyển ngoài đường nếu sinh sống xa vùng trung tâm.