meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng thận trọng bơm vốn cho ngành bất động sản

Thứ năm, 14/12/2023-15:12
Trong khi ngân hàng ế vốn thì ngành bất động sản lại đang được ví như cái ao “cạn vốn”. Thế nhưng, các ngân hàng không khỏi lo lắng về cách bơm vốn cho ngành này để đảm bảo an toàn.

Theo Diendandoanhnghiep, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuần qua đã công bố cơ chế điều hòa room tín dụng từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu. Số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), dư nợ toàn hệ thống tính đến ngày 23/11/2023 tăng 8,38% so với cuối tháng 12/2022, đạt 56% mức NHNN giao cho các tổ chức tín dụng.

Từ nay đến hết năm, dư địa còn lại để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, còn gần 6,2%, tức khoảng 735.000 tỷ đồng. Thế nhưng, cung ứng vốn vào lĩnh vực nào không khỏi khiến ngân hàng đau đầu.

Khơi thông dòng chảy tín dụng cho ngành bất động sản

Các chuyên gia đánh giá rằng, bất động sản là một trong những lĩnh vực có thể hấp thụ vốn tốt nhất ở giai đoạn hiện nay. Theo số liệu của NHNN, tín dụng lĩnh vực bất động sản từ nay đến hết năm đạt trên 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm ngoái, chiếm 21,46% tổng dư nợ của nền kinh tế.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết các nhà băng đang đau đầu tìm doanh nghiệp tốt. Ông Hùng cho biết, nhu cầu về vốn có thể rất cao, tuy nhiên không thể tiếp cận được điều kiện vốn vay. Như trong ngành bất động sản, có hơn 70% là vướng mắc liên quan đến pháp lý. Ngân hàng sẽ rất rủi ro nếu doanh nghiệp bất động sản có vấn đề gì nên cho vay thì phải đáp ứng đủ điều kiện.


Bất động sản là một trong những lĩnh vực có thể hấp thụ vốn tốt nhất
Bất động sản là một trong những lĩnh vực có thể hấp thụ vốn tốt nhất

Dòng vốn sẽ thông nếu xử lý được vấn đề về pháp lý. Không thể nào một mình ngành ngân hàng có thể tháo gỡ các vấn đề được đặt ra.

Theo đại diện của các ngân hàng như Sacombank, TPBank, VPBank, Techcombank hay MBBank cũng cho biết hạn mức tín dụng không phải là vấn đề, lãi suất cho vay cũng đã giảm sâu, tuy nhiên việc giải ngân còn rất khó khăn.

Các ngân hàng thương mại cho rằng không thể vỗ tay bằng một bàn tay, nên yêu cầu có quan có thẩm quyền tiếp tục thực hiện nghiên cứu và triển khai giải pháp tổng quan hơn, đặc biệt là xử lý những vướng mắc pháp lý về bất động sản, các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư. Từ đó, khơi thông dòng chảy tín dụng.

Cảnh báo lặp lại vết xe đổ

Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết thị trường địa ốc có vai trò quan trọng. Ngành bất động sản nếu không được thúc đẩy phát triển sẽ tác động lớn tới tăng trưởng việc làm, kinh tế và những lĩnh vực khác. Phó thống đốc Đào Minh Tú nhận định rằng ngân hàng và bất động sản đang ở cùng một thuyền. Thị trường bất động sản nguội hay quá nóng thì ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi dư nợ tín dụng của lĩnh vực này chiếm 21,2% tín dụng của cả nền kinh tế.

Dẫu vậy, về quan điểm cơ quan điều hành, lãnh đạo NHNN cũng đưa ra cảnh báo vết xe đổ khi nhìn ngược lại giai đoạn 2009-2011 bởi trước mắt, một số ngân hàng cho vay bất động sản nhiều đã phải trả giá lớn trong trung hạn khi nợ xấu gia tăng, và an toàn của chính ngân hàng bị ảnh hưởng.


Khó khăn hiện nay đối với ngành bất động sản không chỉ do nguyên nhân khách quan
Khó khăn hiện nay đối với ngành bất động sản không chỉ do nguyên nhân khách quan

Ông Đào Minh Tú trăn trở rằng điều hành chính sách giống như “đi trên dây”, một mặt làm sao có đủ vốn với lãi suất hợp lý hỗ trợ đẩy mạnh tăng trưởng ngành bất động sản, còn mặt kia là duy trì an toàn. Theo NHNN, trách nhiệm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng, tuy nhiên, an toàn hệ thống cũng là chuyện quan trọng không hề kém cạnh.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết cần công bằng và sòng phẳng trong đối xử với doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp các lĩnh vực khác. Không chỉ doanh nghiệp bất động sản hiện nay khó khăn mà toàn bộ các doanh nghiệp đều rất khó khăn khi nhà máy đóng cửa, đơn hàng sụt giảm, thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc làm. Dẫu vậy, các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực đều đang rất cố gắng tìm cách vượt qua.

Mặt khác, khó khăn hiện nay đối với ngành bất động sản không chỉ do nguyên nhân khách quan. Cụ thể, nhiều đơn vị bỏ tiền đầu tư vào đất nông nghiệp hay khu vực đất đai chưa được phê duyệt và quy hoạch. Dòng tiền hiện đang đọng lại nhiều ở đất đai không đủ thủ tục về pháp lý. Đối với các dự án như vậy, ngân hàng có rót vốn vào thì cũng không đem lại hiệu quả bởi có xây xong nhà thì dân cũng không dám xuống tiền mua.


Việc giải ngân cho bất động sản vẫn còn rất khó khăn
Việc giải ngân cho bất động sản vẫn còn rất khó khăn

Trên thực tế, có những nhà băng sẵn sàng cho vay dự án bất động sản với lãi suất thấp hơn gói 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên không cho vay được bởi thủ tục pháp lý của dự án chưa đầy đủ. 

Theo ông Hùng đặt vấn đề, chủ đầu tư cần phải chấp nhận rủi ro trong bối cảnh hiện nay để có thể vượt qua khó khăn, thậm chí buộc phải phá sản. Bởi lẽ, giá nhà tương lai còn lên tới đâu nữa khi mọi chi phí lãi vay trong hàng thập kỷ lại được cộng vào giá thành sản phẩm nếu lúc nào cũng nêu vấn đề gỡ và giải cứu doanh nghiệp bất động sản. Hay thậm chí, ngân hàng dù có điều chỉnh hạ lãi vay, song chưa chắc chủ đầu tư đã hạ giá bán cho người dân.

Nhiều đơn vị bất động sản đang yêu cầu ngành ngân hàng nới lỏng điều kiện cấp tín dụng khi sức khỏe của doanh nghiệp suy yếu và tài sản đảm bảo sụt giá. Dẫu vậy, theo các ngân hàng thương mại, tín dụng vào ngành bất động sản cần kiểm soát chặt chẽ vì đây là lĩnh vực có rủi ro lớn.

Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

8 giờ trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

8 giờ trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

13 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

13 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

16 giờ trước