meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng giảm lãi vay kích cầu tín dụng bất động sản

Thứ sáu, 23/06/2023-08:06
Dưới sức ép đẩy tín dụng ra nền kinh tế khiến nhiều ngân hàng thương mại phải áp dụng những mức lãi suất cho vay hấp dẫn với người mua nhà. Các chuyên gia cho rằng, để có thêm nhiều tín dụng bất động sản thì cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay. 

Miếng “mồi” lãi vay mua nhà siêu thấp

Theo báo Đầu Tư, sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 vừa qua, hàng loạt ngân hàng thương mại lập tức điều chỉnh giảm lãi suất huy động và rục rịch giảm lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng trước đó đã chào mời những gói vay với lãi suất hấp dẫn đối với bất động sản. Chẳng hạn như MSB chào mời vay mua nhà thổ cư, mức lãi suất thấp nhất từ 4,99%/năm, Shinhan Bank cho vay mua nhà với lãi suất từ 7,99%/năm, TPBank cho vay với lãi suất 8%/năm… 


Mức lãi suất dưới 10%/năm chỉ áp dụng từ 3 - 6 tháng, dài nhất là 1 năm
Mức lãi suất dưới 10%/năm chỉ áp dụng từ 3 - 6 tháng, dài nhất là 1 năm

Tuy nhiên, mức lãi suất thấp như vậy chỉ là miếng “mồi” để kích khách hàng ra. Khảo sát thực tế cho thấy, mức lãi suất dưới 10%/năm chỉ áp dụng từ 3 - 6 tháng, dài nhất là 1 năm. Sau đó, hầu hết những ngân hàng đều áp dụng lãi suất thả nổi, dao động từ 12 - 13,5%. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính tới hết tháng 5/2023, tín dụng toàn ngành kinh tế tăng 3,17%. Tính tới ngày 25/4/2023, tín dụng toàn ngành tăng 2,75% so với thời điểm cuối năm 2022. Riêng tín dụng bất động sản đã tăng 3,51%.

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất lần thứ 4 có thể giúp lãi suất cho vay mua nhà hạ nhiệt dần, từ đó tác động tích cực lên tín dụng mua nhà và thanh khoản thị trường địa ốc. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời điểm chính sách hỗ trợ thực sự “ngấm” (lãi suất rẻ, tái cơ cấu nợ, giãn nợ trái phiếu, gối tín dụng 120.000 tỷ đồng…) thì thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại. 

Cách nào để đẩy vốn ra nền kinh tế?

Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, việc tìm cách đẩy vốn ra nền kinh tế là một trong những bài toán khó mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần làm. Ngày 19/6, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì “Hội nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế” với sự góp mặt của các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, bộ, ngành, đại diện của 10 ngân hàng thương mại đang giữ vốn chi phối cùng 5 hiệp hội ngành nghề. 


Ngành ngân hàng đang nỗ lực tìm cách đẩy vốn nhiều nhất ra nền kinh tế
Ngành ngân hàng đang nỗ lực tìm cách đẩy vốn nhiều nhất ra nền kinh tế

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhìn nhận: “Tín dụng bất động sản đã chiếm khoảng 20% tổng dư nợ trên toàn hệ thống, cơ cấu cho vay lành mạnh (35% cho vay kinh doanh bất động sản; 65% cho vay người dân mua nhà, sửa nhà). Vì vậy mà các ngân hàng đã có thêm dư địa để mở rộng tín dụng bất động sản. Tôi cho rằng, với việc lãi suất huy động, cho vay liên tiếp giảm và những chính sách hỗ trợ dần đi vào cuộc sống thì thị trường địa ốc sẽ hồi phục rõ nét hơn kể từ cuối năm nay”. 

Với tình hình tín dụng tăng chậm như lúc này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, ngành ngân hàng đang nỗ lực tìm cách đẩy vốn nhiều nhất ra nền kinh tế trước bối cảnh hệ thống vẫn đang duy trì hoạt động huy động vốn, phải trả lãi cho người gửi tiền. 

Theo thông tin, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà có thể tiếp cận tín dụng khi đáp ứng tất cả các điều kiện cấp tín dụng theo quy định; Tập trung nguồn vốn vào dự án bất động sản hoàn thiện mặt pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đủ khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, đáp ứng được nhu cầu thực của khách hàng; Đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp thu nhập của người dân và những loại hình bất động sản để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội đạt hiệu quả cao, có thể trả nợ và phát triển tốt. 


Chủ tịch HoREA cho rằng tín dụng bất động sản trong thời gian tới không còn dễ mà sẽ được giám sát rất chặt
Chủ tịch HoREA cho rằng tín dụng bất động sản trong thời gian tới không còn dễ mà sẽ được giám sát rất chặt

Bên cạnh đó, cần xem xét cấp tín dụng cho những chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà cùng những đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng nhằm tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường địa ốc; Chủ động kiểm soát chặt dòng tiền, mục đích sử dụng vốn vay và thu nợ đầy đủ, đúng hạn. Đẩy mạnh cho vay đối với người mua nhà, thu nợ người bán trong cùng một dự án. 

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, tín dụng bất động sản không xấu. Nếu được bơm vào đúng phân khúc phục vụ nhu cầu thực thì tín dụng BĐS sẽ mạnh mẽ lan tỏa hơi ấm ra toàn thị trường và nền kinh tế. 

Chuyên gia kinh tế TS. Châu Đình Linh cho rằng, đóng góp của ngành bất động sản vào sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là rất lớn. Vì vậy những hỗ trợ cho thị trường bất động sản lúc nào là thực sự cần thiết để giúp thị trường phục hồi, trong đó gồm cả chính sách về vốn, tín dụng. 

Trước mắt, những khó khăn của thị trường bất động sản vẫn đang rất lớn. Tuy nhiên, lãi suất giảm sẽ tiếp sức cho thị trường này, đồng thời giúp hoạt động đầu tư BĐS trở lại. 

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - Ông Lê Hoàng Châu kỳ vọng vào lãi vay rẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp tự tin hơn trong việc thực hiện những dự án mới và giúp người mua nhà có thêm động lực vay vốn. Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng tín dụng bất động sản trong thời gian tới không còn dễ mà sẽ được giám sát rất chặt để “nắn” vào những phân khúc ưu tiên, tránh tình trạng xảy ra bong bóng như trước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

18 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

18 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

1 ngày trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

1 ngày trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

1 ngày trước