Nếu rút BHXH 1 lần, người lao động sẽ bỏ lỡ những khoản tiền nào?
BÀI LIÊN QUAN
Nghỉ hưu năm 2022 và đóng đủ 26 năm BHXH sẽ được nhận mức lương hưu hàng tháng là bao nhiêu?Cách tính tiền lương đóng BHYT, BHXH bắt buộc năm 2022 không phải ai cũng biếtĐóng BHXH tự nguyện tối thiểu bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm sẽ được hưởng lương hưu?Theo Tổ Quốc, nếu người lao động rút BHXH 1 lần sẽ bỏ lỡ những điều dưới đây:
Số tiền BHXH nhận được ít hơn với so với mức đóng
Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, mỗi tháng người lao động sẽ đóng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trong số đó, người sử dụng lao động sẽ đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ này.
Tính như thế, trung bình hàng tháng tổng mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất sẽ là 22% mức tiền lương tháng đóng, tương đương với 1 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 60 Luật BHXH quy định mức hưởng BHXH 1 lần, cứ mỗi năm được sẽ được 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Không được cộng nối thời gian tham gia BHXH
Theo như quy định tại Điều 61 Luật BHXH 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 1 lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Theo đó, người lao động sẽ được cộng nối thời gian tham gia BHXH trước đó nếu chưa được nhận BHXH 1 lần. Ngược lại, nếu như người lao động đã hưởng BHXH một lần thì thời gian tham gia BHXH sau này sẽ được tính mới. Do đó, người lao động rất có thể sẽ không đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc tiền lương hưu sẽ rất thấp khi đến độ tuổi về hưu theo quy định.
Không được cấp thẻ BHYT miễn phí
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định rằng, đối tượng được cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Chính vì thế, những trường hợp đã hưởng BHXH một lần sẽ không có đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Trong trường hợp này, người lao động sẽ phải tự bỏ tiền để tham gia BHYT dựa theo hình thức BHYT hộ gia đình.
Mất cơ hội hưởng lương hưu và nhiều khoản tiền khác
Dựa theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH, Chính phủ đã quy định về việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước cũng như quỹ BHXH.
Thông thường, cứ vào 1/7 hàng năm thì mức lương hưu của người đang hưởng lương hưu đều được tăng lên. Điển hình như, Nghị định 88/2018/NĐ-CP quy định, từ ngày 1/7/2018, mức lương hưu của người lao động sẽ tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu của tháng 6/2018.
Bên cạnh đó, nếu như người lao động mất nhưng chưa hưởng BHXH một lần thì những người chăm lo mai táng sẽ được nhận thêm một khoản trợ cấp mai táng tương đương với 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động qua đời, tức là 14,9 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2014, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Nếu thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng, mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Thời điểm hiện tại, mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân bằng 50% x 1.490.000 đồng/tháng = 745.000 đồng/tháng, còn với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ là 70% x 1.490.000 đồng/tháng = 1.043.000 đồng/tháng.