Nằm lòng 5 điều buộc phải có nếu muốn làm nên đại sự: Dù là ai cũng nên có tham vọng
BÀI LIÊN QUAN
Cách làm giàu của tỷ phú tự thân Sam Altman: Đừng trở thành người giỏi nhất, hãy trở thành người duy nhấtBí quyết làm giàu của chàng trai nghỉ hưu ở tuổi 36 với gần 70 tỷĐịnh nghĩa làm giàu của CEO công ty được định giá 268 tỷ USD: Chúng tôi chỉ muốn thay đổi thế giớiĐiều 1: Tránh ham lợi nhỏ trước mắt mà bỏ lỡ đại sự
Có câu chuyện rằng, vào cuối đời nhà Thanh có một thương nhân bởi vì sai lầm trong kinh doanh nên cơ đồ cả đời bị lụi bại trong thoáng chốc. Lúc này, vị thương nhân cần một số vốn lớn để có thể gây dựng lại sự nghiệp.
Và vì cần một khoản tiền lớn trong thời gian ngắn vào lúc bấy giờ chỉ có Ngân trang Khương Phụ mới có được khả năng này. Chính vì thế, vị thương nhân này đã tìm gặp Hồ Tuyết Nham - chủ một ngân trang cầu xin ông ấy mua lại toàn bộ tài sản của mình với mức giá thấp hơn so với thị trường.
Sau khi nhận được lời đề nghị, Hồ Tuyết Nham đã cho gia nhân đi điều tra thực hư của sự việc. Sau khi đã rõ ngọn ngành thì ông đã mua lại toàn bộ tài sản của thương nhân kia với giá cao hơn thị trường. Vị thương nhân kia không hiểu sau Hồ Tuyết Nham lại không lợi dụng cơ hội mình khó khăn để kiếm lợi cho bản thân. Hồ Tuyết Nham chỉ cười nói: "Các hạ chớ lo, ta chỉ tạm thời giữ hộ những tài sản này thôi. Nếu các hạ đã vượt qua được ngưỡng này có thể đến đổi bất cứ lúc nào".
Nhờ vào hành động tương tác kịp thời tương trợ của Hồ Tuyết Nham thì thương nhân này đã có thể vượt qua được khó khăn và sau đó trở thành đối tác làm ăn của chủ nhân Ngân trang Khương Phụ.
Có thể thấy được rằng, Hồ Tuyết Nham là những người rất khôn ngoan và biết bỏ ra cái lợi trước mắt để đổi lấy đối tác làm ăn lâu dài.
Thường thấy, kẻ thất bại thường rất thiển cận. Nếu không biết cân nhắc thiệt hơn mà chỉ biết tham lợi nhỏ trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Những người thành công thường sẽ là người rất tỉnh táo trước sự cám dỗ và nắm rõ bước đi để hoàn thành việc lớn.
Điều 2: Quân tử lấy nhẫn làm đầu
Trên con đường thành công nếu không có sự nhẫn nhịn một số việc nhỏ thì không thể nào đi đến cuối con đường. Vào năm 100 trước Công Nguyên, Hãn Vũ Đế vì muốn hòa hoãn mối quan hệ với Hung Nô nên đã phái Tô Vũ tổ chức Hội Cờ và đưa hơn 100 tín đồ đến Hung Nô. Sau khi đến, Tô Vũ bị Thiền Vu dùng vinh hoa phú quý mua chuộc để phản bội lại nhà Hán. Đứng trước việc này, Tô Vũ đã nhất quyết từ chối.
Nhận thấy không thể mua chuộc Tô Vũ bằng của cải, vật chất nên Thiền Vu đã đày đọa ông bằng cách tống ông vào ngục tối và không cho ăn uống. Nhưng điều đó cũng không thể khiến Tô Vũ bị khuất phục. Sau đó, Tô Vũ đã bị lưu đày tại vùng biển phía Bắc làm lao dịch, chăn cừu cho đến khi tất cả cừu sinh con mới được về.
Cuối cùng sau 15 năm lưu đà, trải qua bao khó khăn trắc trở thì Tô Vũ cũng được trở về quê hương. Như vậy, khi biết cách nhẫn nại đồng nghĩa với việc có thể làm chủ cuộc sống. Bởi chỉ một giây buông tay cũng có thể đẩy ta rơi vào vực thẳm.
Điều 3: Giữ chữ tín
Khổng Tử có nói, tuyệt đối không thể làm người thất tín.
Có một thương nhân chở hàng qua sông không may bị lật thuyền, may mắn bám được vào rễ cây bên mép sông thì thương nhân hét lên kêu cứu. Một ngư dân ở gần đó nghe được tiếng thất thanh liền chạy lại xem xét, thương nhân kia liền hét lớn: "Ta là đại phú gia lớn nhất Thành Hàm Dương, nếu ngươi cứu được ta thì ta sẽ cho ngươi 100 lượng vàng".
Tuy nhiên, sau khi đã được cứu lên bờ, thương nhân kia đã chốt bay chuyện hậu tạ 100 lượng vàng. Anh ta chỉ đưa cho người đánh cá 10 lượng vàng. Người đánh cá đã oán trách tên thương nhân kia không giữ lời và yêu cầu anh ta trả số tiền còn lại.
Thương nhân liền đem giọng dè bỉu: "Người làm nghề đánh cá, cả đời không kiếm nổi mấy đồng, 10 lượng vàng vẫn còn chê ít". Lúc đó, ngư dân không còn cách nào khác đành bỏ đi.
Một lát sau, chỗ thương nhân vừa được cứu lên thì hắn ta lại bị lật thuyền thêm một lần nữa. Nhưng lần này dù có kêu cứu thì cũng không ai đến giúp hắn. Cuối cùng tên thương nhân đã bị ngạt nước mà chết.
Vì thế, hãy nghe lời cổ nhân dạy: "Một lần bất tín, vạn lần bất tin". Một khi đã đánh mất đi lòng tin của người khác thì đến lúc hoạn nạn cũng chẳng có ai nguyện ý đưa tay ra cứu giúp".
Điều 4: Cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động
Một khi bạn có kỷ luật và khả năng tự chủ mạnh mẽ thì người đó sẽ đạt được những điều vĩ đại.
Khi hỏi một người thành đạt về bí quyết thành công, người đó sẽ nói rằng: "Nếu tôi say khướt bên bàn rượu và đầu óc không minh mẫn thì tôi nhất định sẽ không ký bất kỳ điều gì và cũng không bao giờ hứa hẹn một cách dễ dàng".
Và trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta sẽ gặp rất nhiều cám dỗ, cạm bẫy. Tất cả chỉ chờ mọi người lơ là cảnh giác và mắc sai lầm. Bởi thế, làm chủ được mình chính là một trong 5 điều làm nên sự khác biệt cho kẻ mạnh.
Điều 4: Ai cũng nên có tham vọng
Vào năm 1483, Vương Dương Minh lúc đó đang theo học tại một trường tư thục ở Bắc Kinh. Một ngày nào đó, ông đã nghiêm túc hỏi thầy của mình như sau: "Điều quan trọng nhất là gì". Câu này tương đương với giá trị cuối cùng của cuộc sống là gì?
Lúc này, người thầy đã rất ngạc nhiên bởi chưa có học trò nào hỏi ông câu như thế. Tuy nhiên, ông vẫn nhanh chóng đưa ra câu trả lời: "Đương nhiên là phải học và đỗ đạt làm quan".
Vương Dương Minh đáp lại thầy: "Con không nghĩ như vậy" - "Con nghĩ việc đầu tiên là nên học và làm một hiền nhân".
Có thể thấy được rằng, Vương Dương Minh đã sớm bộc lộ tố chất của một nhà hiền triết từ khi còn là một đứa trẻ. Sau này ông đã thực sự trở thành một nhà hiền triết vĩ đại. Điều này đã chứng minh những tư tưởng của bản thân thời đi học là không hề sai.