meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nắm giữ trái phiếu ngân hàng vẫn có rủi ro theo phân tích của chuyên gia

Thứ tư, 28/08/2024-10:08
Trái phiếu ngân hàng luôn được nhìn nhận ở mức độ an toàn nên dù phát hành kỳ hạn dài cùng lãi suất thấp vẫn hút được nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số chuyên gia đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng, nhận thức đầy đủ các rủi ro về khả năng chậm thanh toán.

Ngân hàng liên tục phát hành trái phiếu

Theo thống kê từ ngày 1 – 20/8 của MBS Research, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành thành công ước hơn 32.000 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Trong đó, chủ yếu là các ngân hàng với hơn 90%. Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị TPDN đã phát hành đạt hơn 220.800 tỉ đồng, tăng 50,4% so với cùng kỳ.

Lãi suất TPDN bình quân trong 8 tháng đầu năm ước khoảng 7%, thấp hơn mức trung bình 8,3% của năm 2023. Trong đó, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành TPDN cao nhất khoảng gần 160.000 tỉ đồng, tăng 163% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 72% với lãi suất bình quân 5,5%/năm và kỳ hạn 4,3 năm.





Các ngân hàng luôn chiếm áp đảo lượng phát hành trái phiếu
Các ngân hàng luôn chiếm áp đảo lượng phát hành trái phiếu

Các chuyên gia MBS Reasearch dự báo hoạt động phát hành TPDN sẽ sôi nổi hơn trong quý IV/2024 khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi, thị trường bất động sản bắt đầu ấm dần, cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế. Các ngân hàng cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành vốn cấp 2 nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay.

Đồng quan điểm, các chuyên gia của FiinRatings cũng cho rằng, để đáp ứng việc tăng trưởng tín dụng tăng nhanh từ tháng 6 trong khi chưa tăng được vốn điều lệ, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục củng cố nguồn vốn trung và dài hạn trên 3 năm thông qua phát hành trái phiếu.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, ở thời điểm hiện tại, trái phiếu ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả hơn so với kênh tiết kiệm. Bởi lẽ, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng của ngân hàng thương mại Nhà nước khoảng 4,7%/năm, các ngân hàng thương mại cổ phần dao động 5 – 5,6%/năm.

Cũng theo TS. Đinh Thế Hiển, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay là phù hợp với ngân hàng, giúp các nhà băng có thể hạn chế bớt rủi ro gia tăng về chi phí vốn đầu vào khi lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại.

Cẩn trọng với rủi ro của tất cả các loại hình trái phiếu

Ở góc nhìn khác, TS. Võ Đình Trí - Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM và IPAG Business School Paris, thành viên Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) lại cho rằng, nhiều người lo ngại khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, nhưng có một thực tế là các tổ chức phát hành này rất nỗ lực để gia hạn, hoặc trả nợ bằng cách hoán đổi tài sản.

Điều này cho thấy, bên vay không muốn để cho tình huống xấu xảy ra. Bởi lẽ, khi nhìn vào số liệu cơ cấu nhà đầu tư có thể thấy, 70% nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ là các tổ chức tín dụng trong nước, các công ty chứng khoán. Nếu các tổ chức phát hành trái phiếu vỡ nợ, thì các định chế tài chính này phải ghi nhận các khoản lỗ.

Nếu khoản lỗ là đáng kể có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính bởi liên quan đến tài sản, nguồn vốn. Mức độ rủi ro tích tụ còn ở chỗ là 80% các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong những năm qua là nhóm niêm yết, nhiều tài sản đảm bảo là cổ phiếu hoặc bất động sản hình thành trong tương lai.





70% nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ là các tổ chức tín dụng trong nước, các công ty chứng khoán
70% nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ là các tổ chức tín dụng trong nước, các công ty chứng khoán

Do vậy, TS. Võ Đình Trí nhận định, cần phải khoanh vùng, xem các khoản đầu tư TPDN nhiều rủi ro của các định chế tài chính là “nợ xấu” cần bảo đảm việc trích lập dự phòng thua lỗ trong đầu tư, cũng như khả năng an toàn vốn của các ngân hàng. Rủi ro nắm giữ TPDN của các tổ chức tín dụng hiện nay là không hề nhỏ, nhưng vấn đề chưa được quan tâm đúng mức, như chuyện con voi ở giữa phòng.

Tương tự, một chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng, trái phiếu ngân hàng được nhìn nhận ở mức độ khá an toàn dù nhóm tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu kỳ hạn khoảng 3-5 năm, với lãi suất 5-6%. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và nhận thức đầy đủ các rủi ro về khả năng chậm thanh toán cùng các cam kết khác đối với trái phiếu do bất kỳ tổ chức nào phát hành, kể cả ngân hàng.

Cũng theo chuyên gia này, thông thường, thị trường TPDN là kênh đầu tư thu hút các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, kỳ hạn TPDN tại Việt Nam chỉ dao động từ 3-5 năm nên mức độ rủi ro cao, nên nhóm nhà đầu tư này chiếm chưa đến 1%. Điều này cho thấy tính ngắn hạn, đầu cơ của TPDN khá cao, nhất là khi việc xếp hạng còn sơ khai.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Sang nhượng ồ ạt chung cư cao cấp: Thực hư chiêu trò "giảm sâu" để hút khách

TS. Vũ Đình Ánh: Có kiểu cho vay mua bất động sản nhưng "ẩn mình" dưới gói vay tiêu dùng

Giá nhà tăng cao, người dân nên hạ tiêu chuẩn để dễ tiếp cận

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

3 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

3 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

3 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

3 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

4 ngày trước