Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục vượt Thái Lan
BÀI LIÊN QUAN
Bộ trưởng Bộ Lương thực Ấn Độ khẳng định nước này không có kế hoạch siết chặt việc xuất khẩu gạoCông Ty Quốc Tế Gia: Thông Tin Công Ty Cổ Phần Quốc Tế GiaQuý 1/2022, Trung An Rice (TAR) báo lãi gấp 8 lần cùng kỳ nhờ xuất khẩu gạo khởi sắcGạo Việt trên đà tăng tốc, sẵn sàng đua với Thái Lan
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm ghi nhận Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu 726.308 tấn gạo, so với tháng trước tăng 2,2% và tăng đến 66,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ tư liên tiếp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã ghi nhận sự tăng lên. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức 3,5 triệu tấn, so với cùng kỳ năm ngoái tăng khá mạnh 15,4%. Thời điểm trước đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam đến hết tháng 5 đạt mức 2,8 triệu tấn, tăng 6,9%. Và với kết quả này, Việt Nam đang tạm thời vượt lên trên Thái Lan trong cuộc đua đến vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Vì theo số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, tính đến thời điểm hết tháng 5 xuất khẩu gạo của Thái Lan đã đạt 2,7 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ tăng 48,3% nhưng vẫn còn rất thấp hơn khoảng 100.000 tấn so với Việt Nam trong cùng thời điểm. Đặc biệt, xuất khẩu gạo của Thái Lan sau khi tăng trưởng mạnh vào quý 1 đang có dấu hiệu hụt hơi và giảm liên tiếp trong tháng 4 cũng như tháng 5.
Lý do khiến cho xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm trong thời gian gần đây là do giá gạo của nước này đang đứng ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh là Việt Nam và Ấn Độ. Chi tiết, trong tháng 5 và tháng 6, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan đã tăng vọt lên mức 435 – 460 USD/tấn, cao hơn 15 – 35 USD/tấn so với gạo cùng loại của Việt Nam và 40 – 100 USD/tấn so với gạo đồ Ấn Độ.
Chính vì thế, đã có sự dịch chuyển các đơn hàng sang các thị trường có giá cạnh tranh hơn. Nhận thấy điều này từ cuối tháng 6 đến nay thì các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã hạ giá chào bán gạo 5% tấm về ngưỡng 415 - 420 USD/tấn, tương đương với giá gạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu gạo trên thế giới đang tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu xuất phát từ xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine nhưng do nguồn cung gạo trên toàn cầu dồi dào nên các nước xuất khẩu không được hưởng lợi nhiều từ giá bán và thậm chí là phải duy trì ở mức giá cạnh tranh để thu hút các đơn hàng.
Việt Nam có cơ hội nào để giành lấy vị trí xuất khẩu gạo thứ hai thế giới?
Cùng với sự chùng xuống của Thái Lan trong thời gian gần đây và những lợi thế về giá cả, thị trường tiêu thụ cũng như chủng loại gạo xuất khẩu đa dạng. Việt Nam được cho là đang ở một vị trí thuận lợi để có thể một lần nữa vượt qua được Thái Lan vươn lên vị trí xuất khẩu gạo thứ hai thế giới trong năm 2022. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện tại đang tương đối thuận lợi nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng cao tại các thị trường truyền thống và mở rộng việc tiêu thụ ở các thị trường cao cấp. Cũng theo đó, Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay với hơn 1,6 triệu tấn, so với cùng kỳ tăng 48,6% và chiếm 47% tổng khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Và trong báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo nhập khẩu gạo của Philippines trong năm 2022 có thể tăng gần 5% so với năm ngoái lên mức kỷ lục là 3,1 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng điều chỉnh tăng dự báo đối với việc nhập khẩu gạo của Philippines do nhận thấy lượng nhập khẩu hàng tháng lớn từ thị trường Việt Nam - đây là nhà cung cấp lương thực hàng đầu của nước này.
Song song với đó, dữ liệu mới nhất của Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI) cho thấy việc nhập khẩu gạo của Philippines trong thời gian 6 tháng đầu năm ghi nhận tăng 30% (433.000 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái đã lên đến gần 1,9 triệu tấn bởi nhu cầu về nguồn cung có giá rẻ hơn.
Trang Businessmirror đã trích dẫn các nguồn tin trong ngành gạo Philippines cho biết chi phí nhập khẩu từ nước ngoài vẫn còn rẻ hơn so với sản xuất ở trong nước từ đó giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có lợi hơn. Cũng theo dữ liệu từ BPI thì Việt Nam vẫn đang là nhà cung cấp gạo hàng đầu của Philippines trong nửa năm đầu 2022, chiếm hơn 80% thị phần với 1,5 triệu tấn. Cũng kể từ khi bắt đầu thực hiện luật tự do hóa thương mại gạo (RTL) hay Đạo luật Cộng hòa 11203 vào đầu năm 2019, nhập khẩu gạo hàng năm của Philippines đã đạt trên 2 triệu tấn và đưa nước này trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
Ngoài Philippine thì các nước Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia cũng đang tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam, trong khi đó nhu cầu từ khu vực Châu Phi vẫn đang rất khá tốt. Với đà tăng này đã có thể bù đắp phần nào cho sự sụt giảm trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Ở chiều hướng khác, nhu cầu đối với gạo thơm tương đối cao và điều này thuận lợi cho chiến lược chuyển đổi xuất khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam đến các thị trường ví dụ như Nhật Bản, EU, Canada và Mỹ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển các giống lúa Đài Thơm 8, Jasmine và ST21, ST24 và đặc biệt là giống gạo ST25 đã giành giải gạo ngon nhất trên thế giới năm 2019. Điều này đã giúp cho Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau đồng thời hướng đến các thị trường cao cấp hơn.
Thời gian vừa qua, tại hội thảo với chủ đề “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam”, Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, Công ty Agromonitor - ông Phạm Quang Diệu có nhận định trong thời gian từ 5 - 7 năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể tiến triển lớn.
THAM KHẢO THÊM:
Ông Phạm Quang Diệu nhấn mạnh: "Các thương nhân quốc tế công nhận sức cạnh tranh của gạo Việt Nam tốt hơn. Phân khúc gạo trung bình khá Việt Nam được khẳng định. Thương nhân Thái đang lo ngại sức cạnh tranh của gạo Việt Nam và Thái Lan có thể để mất thị phần”.
Còn Phó tổng giám đốc Tân Long Group - ông Nguyễn Chánh Trung cho biết: "Bức tranh thị trường xuất khẩu gạo lâu nay vẫn thường được so sánh với đối thủ Thái Lan".
Mặc dù vậy, các giống gạo của Việt Nam có điểm khác chính là đa dạng hơn, có gạo ngắn, gạo tròn với nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có. Cũng tương tự, các giống dài Thái Lan và Campuchia cũng không có. Nhưng có một điểm chung về thị trường xuất khẩu chính là Philippines. Đáng chú ý, tại Việt Nam các giống gạo thơm rất đa dạng và gạo thơm đang thâm nhập các thị trường mới. Một số thị trường mới tại Châu Phi như Ghana đang rất thích gạo thơm của Việt Nam kể cả nhập khẩu của họ cũng chọn gạo thơm. Ông Trung cho hay: "Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan về giá gạo ST24. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều gạo ST21 của Việt Nam, giá gạo ST21 từng rất cao, giá gạo Japonica cũng cao hơn gạo dài".
Trên thực tế, trong những năm gần đây ngành gạo Thái Lan đã mất dần thị phần trên thị trường quốc tế vào tay các đối thủ cạnh tranh ví dụ như Ấn Độ hay Việt Nam. Lý do là vì bởi sản lượng thấp do hạn hạn và mất mùa và các loại gạo không phản ứng kịp với biến động của thị trường.
Trong năm 2020, Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo trên toàn cầu với 5,7 triệu tấn so với mức 6,2 triệu tấn của Việt Nam. Bước sang năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam giữ nguyên trong khi Thái Lan trở lại vị trí thứ hai với mức 6,3 triệu tấn. Bước sang năm 2022, ngành gạo của Việt Nam đã đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn trong khi Thái Lan đặt mục tiêu là 7 - 8 triệu tấn. Tuy nhiên, với cục diện thị trường như hiện nay thì không dễ để cho Thái Lan có thể bứt phá lên trên Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu gạo.