Nagakawa báo lãi kỷ lục giữa mùa hè, kế hoạch chuyển sang sàn HoSE
BÀI LIÊN QUAN
Tháng 4/2023, lợi nhuận PNJ sụt giảm 23% vì sức mua giảmThách thức bủa vây ngành dệt may: Loạt doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận giảm sâu, số lượng lao động ngày một "teo tóp"Công ty xây dựng Central cho Coteccons, Ricons, Hòa Bình “hít khói”: Lợi nhuận 2022 tăng gấp đôi lên 233 tỷ đồngTrong những ngày gần đây, miền Bắc và miền Trung nước ta đang đối diện với nhiều đợt nắng nóng kỷ lục, cao nhất lên đến hơn 40 độ C. Nắng nóng kéo dài, điều hòa trở thành vật không thể thiếu với hầu hết các gia đình, thậm chí có nhà còn tậu cho mình hẳn 2-3 thậm chí là 4 cái điều hòa.
Trên sàn chứng khoán, không khó để tìm thấy những doanh nghiệp chuyên về sản xuất và kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh. Tuy nhiên, những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng điều hòa chủ lực ghi nhận doanh thu đều đặn lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm lại không nhiều. Trong đó, CTCP Tập đoàn Nagakawa (mã chứng khoán: NAG) là một cái tên như thế.
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, dẫn đầu cả nước
CTCP Tập đoàn Nagakawa có tiền thân là Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, được thành lập vào năm 2002. CTCP Tập đoàn Nagakawa có lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh và loạt thiết bị nhà bếp. Trong đó, quy mô của nhà máy sản xuất điện gia dụng Nagakawa lên đến 10 ha với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 200 tỷ đồng. Nhà máy này có công suất hàng năm rơi vào khoảng 250.000 sản phẩm.
Đáng chú ý, chuỗi sản phẩm điện lạnh chủ lực của Nagakawa bao gồm đầy đủ những dòng điều hòa dân dụng cho đến những sản phẩm điều hòa thương mại. Dễ dàng thấy được, sản phẩm điều hòa không khí thương hiệu Nagakawa trong những năm qua đã và đang khẳng định được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng.
Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở thiết bị cơ lạnh, CTCP Tập đoàn Nagakawa còn mở rộng việc kinh doanh sang ngành hàng thiết bị nhà bếp. Mục tiêu từ năm 2022 đến năm 2026, công ty này kỳ vọng ngành hàng thiết bị nhà bếp sẽ chiếm lĩnh thị trường và đạt được vị trí dẫn đầu cả nước.
Lãi khá “mỏng” dù doanh thu hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng
Đối với tình hình hoạt động kinh doanh, CTCP Tập đoàn Nagakawa trong giai đoạn từ năm 2019-2022 luôn duy trì doanh thu đều đặn ở mức hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, sau khi mở rộng thêm mặt hàng kinh doanh các thiết bị nhà bếp, Nagakawa năm 2022 đã ghi nhận mức doanh thu thuần cao kỷ lục tính từ khi hoạt động. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 của công ty là 1.904 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 36%. Đáng chú ý, mặt hàng chủ lực là điều hòa không khí đã chiếm tới 70% doanh thu của cả công ty.
Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty này trong năm 2022 lại khá “mỏng” sau khi đã khấu trừ đi các loại chi phí giá vốn, chi phí bán hàng cùng các loại chi phí khác… Theo đó, công ty này đã ghi nhận gần 24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2022, so với năm 2021 đã tăng trưởng 53%. Tuy nhiên, khi so sánh với doanh thu thì con số này chỉ bằng vỏn vẹn 1,2%.
Nếu xét theo từng quý kinh doanh, trong giai đoạn 2020-2022, CTCT Tập đoàn Nagakawa luôn ghi nhận doanh thu đều đặn trong khoảng từ 200 đến 500 tỷ đồng. Điều đáng nói, dù doanh thu ổn định nhưng lợi nhuận của Nagakawa lại thường xuyên trồi sụt, giá trị sau khi đã khấu trừ các loại chi phí chỉ còn lại khoảng vài tỷ đồng. Trong quý đầu năm nay, doanh nghiệp này ghi nhận lãi sau thuế là gần 10 tỷ đồng, đây cũng là con số cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.
Được biết, CTCT Tập đoàn Nagakawa ghi nhận lãi mỏng một phần là do chi phí vốn quá cao của những mặt hàng điện lạnh, đồ gia dụng và cả thiết bị nhà bếp. Ngoài ra, biên lãi gộp theo từng quý của doanh nghiệp này cũng được duy trì một cách thường xuyên trong khoảng từ 10% đến 12%.
Năm 2023, Nagakawa lên kế hoạch kinh doanh ấn tượng với mục tiêu doanh thu thuần là 2.016 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng 6%. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm nay là 35 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã tăng 47%. Ngoài ra, công ty này còn lên kế hoạch chia cổ tức trong khoảng từ 5% đến 10%.
Lên kế hoạch chuyển sang sàn HoSE
Mới đây, trong đại hội đồng cổ đông thường niên, Nagakawa đã thông qua phương án chuyển sàn từ HNX sang HoSE với mục đích tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu.
Được biết, cổ phiếu NAG của CTCP Tập đoàn Nagakawa chính thức niêm yết trên sàn HNX kể từ ngày 22/9/2009. Đến cuối năm ngoái, cổ phiếu NAG bất ngờ nổi sóng kể từ đầu tháng 12 khi liên tiếp ghi nhận các phiên tăng mạnh, thậm chí tăng kịch trần. Chỉ sau hơn 2 tháng, cổ phiếu của Nagakawa đã tăng lên gấp đôi, ghi nhận mức đỉnh là 20.500 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 2 năm nay.
Tuy nhiên, kể từ khi đạt đỉnh cho đến nay, thị giá cổ phiếu NAG của CTCT Tập đoàn Nagakawa vẫn luôn trong quãng điều chỉnh và thấp hơn khoảng 20% so với mức đỉnh. Thời điểm hiện tại, cổ phiếu NAG đang dừng ở mức 16.600 đồng/cổ phiếu kết phiên 29/5, tương ứng với giá trị vốn hóa của công ty là khoảng 525 tỷ đồng.