meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Master plan là gì? Vai trò của kế hoạch tổng thể trong lĩnh vực kinh doanh

Thứ năm, 01/12/2022-09:12
Lập nên được những kế hoạch được xem là những bước phổ biến nhất trong tất cả những công việc mà chúng ta thực hiện, có thể nói rằng chúng ta lập ra những kế hoạch vì chúng ta suy nghĩ hoặc chúng ta suy nghĩ vậy nên chúng ta lập kế hoạch. Vậy thì master plan là gì? Lập kế hoạch là suy nghĩ về những điều chúng ta phải làm trong tương lai xa hoặc gần để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Master plan là gì? Những bước chi tiết trong công đoạn xây dựng kế hoạch

Master plan không chỉ là một từ vựng trong tiếng Anh mà master plan còn mang trong mình một ý nghĩa chuyên ngành vậy nên từ này được dùng trong một số trường hợp cũng như những lĩnh vực cụ thể, trước hết hãy thử tách nghĩa của từ này ra nhé.


"Master plan" là một danh từ, tập hợp những quyết định được thiết lập bởi một nhóm hoặc một người trong tổ chức về điều gì đó trong tương lai.
"Master plan" là một danh từ, tập hợp những quyết định được thiết lập bởi một nhóm hoặc một người trong tổ chức về điều gì đó trong tương lai.

Có thể bạn đã vô cùng quen thuộc với từ master chẳng hạn như show truyền hình nổi tiếng mang tên masterchef. Master chính là một danh từ của tiếng Anh có nghĩa là làm chủ hoặc là một người rất giỏi trong một lĩnh vực nào đó, họ có thể là người kiểm soát hoặc chỉ đạo những người còn lại. Đứng sau “master” chính là “plan”, hay còn được định nghĩa khác là chiến lược và kế hoạch vậy thì master plan là gì?

Trong hệ thống từ điển Cambridge thì "master plan" chính là một danh từ, là một tập hợp những quyết định đã được thiết lập bởi một nhóm hoặc một người trong tổ chức về cách làm điều gì đó trong tương lai gần hoặc xa.

Master plan góp mặt trong nhiều lĩnh vực

Như vậy có thể hiểu đơn giản nhất thì master plan chính là những kế hoạch chỉ đạo, tập hợp được những chi tiết của các kế hoạch và phương án, xác định được chiến lược và những bước đi, cách làm cụ thể nhất cho một khía cạnh thuộc một lĩnh vực nhất định nào đó. Master plan đã được đề cập trong khá nhiều những lĩnh vực khác nhau gồm:

  • Lĩnh vực kỹ thuật và xây dựng: Master plan trong lĩnh vực này đã được định nghĩa đó là những kế hoạch sử dụng đất và tập trung vào một hoặc một số những địa điểm trong một khu vực đã được xác định quyền sở hữu, cải thiện chung nhất những cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể hướng dẫn thêm quá trình phát triển và tăng trưởng trong một số năm hoặc theo mỗi một giai đoạn khác nhau, đó là việc thiết lập những kế hoạch dài hạn, cung cấp một cấu trúc để có thể định hướng sự tăng trưởng cũng như phát triển trong tương lai, master plan trong kỹ thuật và xây dựng được gọi là quy hoạch tổng thể. Đây là việc tạo nên sự kết nối giữa những tòa nhà, môi trường, xã hội cũng như những gì xoay quanh chúng. Một master plan gồm phân tích, khuyến nghị, đề xuất dân số, nhà ở, nền kinh tế, giao thông và những cơ sở cộng đồng và sử dụng đất của một dự án nào đó. Nó còn dựa vào việc lập kế hoạch, khảo sát, điều kiện xã hội cũng như đặc điểm vật lý.

  • Lĩnh vực kinh tế: Master plan trong kinh tế được gọi dưới những cái tên như  chiến lược tổng thể, kế hoạch tổng thể, kế hoạch chính. Đây được xem là một bản kế hoạch tạo ra trước khi bạn bắt đầu kinh doanh nhưng lại tập trung vào sự tăng trưởng và cách thức đạt được nó. Đây được xem là một kế hoạch dài hạn, đưa ra được những chiến lược cho sự tăng trưởng bình ổn của những hoạt động hướng tới tính ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo.

Tầm quan trọng của một master plan - xây dựng một kế hoạch tổng thể

Ngay khi bạn hiểu được khái niệm về master plan hãy đừng đánh giá thấp những vai trò của nó, bất kể đó ở trong một lĩnh vực nào, thậm chí trong cả cuộc sống hàng ngày của bạn. Hiểu một cách đơn giản nhất thì nếu như không có tầm nhìn sẽ không thể có được những kế hoạch tổng quát nhất. Nếu như không có kế hoạch tổng thể thì sẽ không có hành động hoặc không có hành động cụ thể nào có hiệu quả.

Nếu như không có hành động sẽ không có kết quả, tất nhiên nếu không có kết quả thì sẽ không mang tới được những lợi ích nào cụ thể nhất, đây được xem là một cách đơn giản để có thể nhận ra được sự quan trọng của một master plan.

Vậy nên hãy dành nhiều thời gian để có thể xây dựng cũng như lập nên được một kế hoạch tổng thể nhất, thời gian bạn đầu tư vào việc xây dựng được kế hoạch sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai, để có thể hiểu rõ hơn những tác động của master plan trong những lĩnh vực khác nhau hãy đọc bài dưới đây nhé.

Vai trò của một master plan trong lĩnh vực xây dựng


Master plan chính là những kế hoạch chỉ đạo, tập hợp được những chi tiết của các kế hoạch và phương án.
Master plan chính là những kế hoạch chỉ đạo, tập hợp được những chi tiết của các kế hoạch và phương án.

Những master plan có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc xác định dạnh của môi trường đô thị đó, nếu như không được quản lý  tốt thì có thể dẫn tới những vấn đề hoặc lỗ hổng. Để không bị quá chỉ trích bởi vật liệu, chất lượng hoặc những kiến trúc của một dự án xây dựng thì hãy nhận thức về sự quan trọng của master plan.

  • Master plan cung cấp một lộ trình cho toàn bộ những tất cả các quyết định phát triển trong tương lai của một dự án nào đó, nhiều ngân sách dự án đã được cắt giảm tối thiểu nhất và cuối cùng không được sử dụng hiệu quả nhất, vậy nên cần lên những kế hoạch chi tiêu cụ thể nhất trong một master plan.

  • Master plan có thể tiết kiệm tài chính cho những khách hàng trong một khoảng thời gian dài hoặc của dự án xây dựng đã được lên kế hoạch tổng thể tốt nhất có thể tiết kiệm được tiền cho những vật liệu, tiện ích, vấn đề thi công, thiết kế.

  • Master plan cho phép việc ước tính được những chi phí được thực hiện trước khi bắt đầu xây dựng một dự án, để có thể hiểu chi phí cuối cùng có liên quan tới những khía cạnh nào thì điều này cũng cho phép tài chính được huy động trong một khoảng thời gian dài hơn, nhằm đầu tư cho một dự án hoặc tài trợ.

  • Master plan có thể xây dựng được một tầm nhìn và tạo nên được sự tin tưởng cho một dự án, nếu như có một tầm nhìn cho dự án có thể được thông báo cho người dùng tiềm năng nhất của nó, thường gây nên những sự phấn khích về mặt lợi ích mà nó mang tới trong tương lai. Điều này thường hay xây dựng được những động lực cho một dự án và giúp việc được thi công sớm hơn mong đợi.

  • Những dự án có master plan có  tỷ lệ được hoàn thành lớn hơn về mặt tiến độ khi so sánh với những dự án không được lên kế hoạch.

Cuối cùng thì bất cứ một quyết định nào về một kế hoạch tổng thể sẽ tùy thuộc vào người chủ sở hữu hoặc người khách hàng, tuy vậy thì đây cũng là trách nhiệm của một số những nhà thiết kế hoặc tư vấn về mặt thi công của dự án đó.

Những vai trò của một master plan trong lĩnh vực kinh tế


Hãy dành nhiều thời gian để có thể xây dựng cũng như lập nên được một kế hoạch tổng thể nhất.
Hãy dành nhiều thời gian để có thể xây dựng cũng như lập nên được một kế hoạch tổng thể nhất.

Những tổ chức hoặc những doanh nghiệp hàng đầu sử dụng những thực tiễn tốt nhất để có thiết lập nên những chiến lược dài hạn để có thể tập trung vào cơ sở hạ tầng và tính bền vững qua việc gây dựng nên những kế hoạch tổng thể - Master plan.

Một kế hoạch tổng thể trong lĩnh vực kinh tế có vai trò như là một bản dự thảo chi tiết nhất trong việc mở rộng tổ chức trong tương lai và phải được gắn kèm với những mục tiêu cũng như những kế hoạch kinh doanh căn bản của nó.

Master plan sẽ được xác định những yếu tố kinh tế và những yếu tố khác như phát triển cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch mua bán, những tiện ích. Một kế hoạch chi tiết nhất sẽ có thể xác định được những nhu cầu của tổ chức trong một khoảng thời gian dài, có thể là một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm.

Những tổ chức hàng đầu biết được rằng việc cập nhật được thường xuyên những kế hoạch tổng thể master plan có một nhiệm vụ bắt buộc để đánh giá những nhu cầu phát triển hoặc cơ sở hạ tầng khi điều kiện trong kinh doanh phát triển hơn. Một cách tiếp cận một kế hoạch tổng thể sẽ cung cấp được nền tảng cho:

  • Xác định được những khu vực, phòng ban nên phát triển những tiện ích hoặc mở rộng thêm quy mô.

  • Đánh giá thêm những quy định, gồm những tiêu chuẩn quy hoạch.

  • Thay mới cũng như phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai.

  • Sự kết hợp của những tính năng bảo tồn cũng như bền vững môi trường.

Những doanh nghiệp không phát triển master plan sẽ có thêm nguy cơ bị trì hoãn những hồ sơ phát triển đầu tư và không được chuẩn bị cho những sự thay đổi lớn và thường sẽ đưa ra được những quyết định có phần sơ sài hoặc nhanh chóng cho những chiến lược kinh doanh mang tính cốt lõi hơn.


Những master plan cần được thiết lập một cách linh hoạt để có thể đáp ứng được những chiến lược phát triển hoặc những cơ hội mới mở ra.
Những master plan cần được thiết lập một cách linh hoạt để có thể đáp ứng được những chiến lược phát triển hoặc những cơ hội mới mở ra.

Để có thể cung cấp được những thông tin về nhu cầu tài chính, lên kế hoạch hoặc vận hành một tổ chức, những CEO của những doanh nghiệp hàng đầu thường dựa trên master plan như một khuôn khổ cho những yêu cầu dự án vốn để cung cấp một cách tiếp cận về những quản lý những cơ sở tích hợp thật sự nhất.

Những master plan cần được thiết lập một cách linh hoạt để có thể đáp ứng được những chiến lược phát triển hoặc những cơ hội mới mở ra, dành nhiều thời gian cần thiết để có thể cập nhật hoặc thiết lập những kế hoạch tổng thể tốt nhất, có thể sẽ hỗ trợ trong việc đưa ra được những quyết định trong tương lai.

Những nhược điểm của master plan

Khái niệm có một master plan mẫu được xem là sự khôn ngoan thông thường của những người chủ sở hữu doanh nghiệp, những doanh nhân thường được khuyến khích có một master plan vạch ra được những chi tiết nhất về tầm nhìn trong tương lai, cùng với những sự cam kết về động lực và sự thành công của doanh nghiệp của họ, ưu điểm của một master plan là điều mà ai cũng thấy, mặc dù vậy thì master plan có thể mang tới một số nhược điểm không đáng có.

Hy vọng cùng những sự chia sẻ trên đây thì đã có thể đem tới được cho bạn những khái niệm chung nhất về master plan là gì cũng như những khía cạnh xoay quanh nó và áp dụng được trong những công việc tương lai nhé.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

15 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

15 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

15 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

15 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước