Lộc Trời xuất 500 tấn gạo riêng sang châu Âu trong, dự kiến “cập bến” trong tháng 7 năm nay
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Huỳnh Văn Thòn: Vị thủ lĩnh đa tài dẫn dắt Tập đoàn Lộc Trời phát triển bền vữngCông Ty Cp Lộc Trời: Thông Tin về Tập Đoàn Lộc TrờiMới đây, Tập đoàn Lộc Trời (LTG) cùng với công ty thành viên là CTCP Nông sản Lộc Trời (LTA) đã công bố việc hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng là Cơm ViệtNam Rice sang thị trường châu Âu trong tháng 6 năm nay.
Được biết, hoạt động xuất khẩu lần này đánh dấu cột mốc lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời, đồng thời cũng là lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu riêng được xuất khẩu sang thị trường vốn nổi tiếng là vô cùng khó tính này.
Trước đó, kể từ tháng 9/2020, Lộc Trời đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lựa chọn trở thành doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đơn hàng đầu tiên theo theo hiệp định EVFTA vừa được ký kết. Cho đến nay, tập đoàn đã xuất khẩu khoảng 30.000 tấn gạo sang thị trường châu Âu.
Châu Âu vốn nổi tiếng là thị trường có tính kế hoạch cao. Vì thế, những nhà cung cấp nông sản nếu muốn tham gia thị trường này đều phải nghiêm túc tuân thủ quy trình đảm bảo chất lượng và cam kết sản lượng. Điều đáng nói, yêu cầu này rất phù hợp với mong muốn của Lộc Trời trong việc tổ chức sản xuất một cách hiệu quả, với nền tảng là có đơn hàng với những tiêu chí cụ thể, ổn định và liên tục.
Đối với những đơn hàng lớn được đặt trước trong khoảng từ 4 đến 15 tháng, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Lộc Trời sẽ phối hợp sản xuất quy mô lớn và đồng bộ từ việc quy hoạch vùng trồng, chọn giống sao cho phù hợp, đồng thời thực hiện quy trình canh tác khoa học cũng như ưu tiên sử dụng những sản phẩm vật tư nông nghiệp sinh học.
Các doanh nghiệp còn sử dụng máy nông nghiệp và drone trong suốt các công đoạn từ đầu vụ cho đến cuối cụ. Bên cạnh đó, còn có công tác tổ chức thu hoạch, vận chuyển, sấy, lưu kho… Tất cả các công đoạn đều được thực hiện chỉn chu, nghiêm túc, đảm bảo cam kết chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất, cho ra sản phẩm lúa gạp mới nhất trên thị trường dành cho các khách hàng của mình.
Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Lộc Trời đã có những đơn hàng đầu tiên cho gạo thương hiệu của mình sang trời Âu. Như đã nói ở trên, với đơn hàng gần 500 tấn gạo thương hiệu Cơm ViệtNam Rice được giao trong tháng 6/2022 đã và đang được vận chuyển bằng đường biển. Sản phẩm gạo xuất khẩu lần này chủ yếu là gạo thơm, rong đó có cả sản phẩm gạo thơm độc quyền Lộc Trời 28 – được chứng nhận đạt giải nhất tại Hội nghị Thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 được tổ chức tại Trung Quốc năm 2018.
Bên cạnh đó, toàn bộ các lô hàng lần này đều được đảm bảo về chất lượng, được đóng gói trong bao bì riêng đã được đăng ký đầy đủ mẫu mã quốc tế của tập đoàn. Trong đó, lượng gạo Cơm ViệtNam Rice được Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu sang Pháp sẽ được bày bán trong Carrefour – hệ thống đại siêu thị lớn nhất châu u. Dự kiến, đơn hàng này sẽ đến Đức, Hà Lan và Pháp ngay trong tháng 7 năm nay.
Hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời đang vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu cũng như liên kết ở khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với công suất sấy lúa lên tới gần 26.000 tấn/ngày, công suất xay xát gạo hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa lên tới 1 triệu tấn lúa khô. Đồng thời, hệ thống nhà máy của Lộc Trời còn được áp dụng quy trình quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, HALAL, HACCP và SMETA… Những quy trình, tiêu chuẩn này cũng phù hợp với yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu mục tiêu như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.
Liên quan đến “cột mốc” xuất khẩu gạo lần này, ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng giám đốc của Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: “Số lượng xuất khẩu lần này không quá lớn nhưng là bước khởi đầu trong hành trình vạn dặm gạo thương hiệu của tập đoàn chinh phục thị trường thế giới.
Phối hợp với các đối tác quốc tế, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đại diện thương vụ Việt Nam tại các nước, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá gạo Lộc Trời nói riêng và gạo Việt Nam nói chung tới người dùng thế giới và đáp ứng tốt hơn thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường”.
Cam kết lợi nhuận sau thuế tối thiểu 400 tỷ đồng/năm
Cách đây không lâu, trong Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 đã thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng. Con số này so với thực hiện năm 2021 đã giảm 4%.
Chia sẻ về chỉ tiêu đi lùi này, theo ban lãnh đạo của Lộc Trời, thực tế tập đoàn không phải lên kế hoạch giảm mà còn là sự cam kết tối thiểu với cổ đông, đồng thời công ty cũng luôn nỗ lực để vượt kế hoạch trong nội bộ.
Đáng chú ý, tại ĐHĐCĐ năm 2021, Tập đoàn Lộc Trời đã công bố một kế hoạch kinh doanh dài hơi đến tận năm 2024 cho mình. Trong đó, Lộc Trời cam kết lợi nhuận sau thuế hàng năm tối thiểu ở mức 400 tỷ đồng. Đồng thời, tập đoàn cũng lên kế hoạch cổ tức cho các năm từ 2021 đến 2024 lần lượt ở mức 12%, 20%, 25% và 30%. Bên cạnh đó, kế hoạch lợi nhuận 400 tỷ đồng mà ban lãnh đạo Lộc Trời đề ra cho năm 2022 hoàn toàn nằm trong chiến lược dài hơi mà họ đã xây dựng và công bố công khai.
Liên quan đến vấn đề này, phía Lộc Trời cho biết: “Khi lợi nhuận thực hiện được cao hơn 400 tỷ đồng, Công ty sẽ trích quỹ dự phòng rủi ro cho nông dân và quỹ dự phòng cho nhân viên, mỗi quỹ là 360 tỷ đồng, khi nào quỹ này được trích đủ thì lợi nhuận sẽ được tăng thêm, 2 quỹ này thuộc tài sản của tập đoàn”.
Trong quý đầu năm nay, Tập đoàn Lộc Trời ước tính doanh thu thuần dự đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của Lộc Trời trong quý I/2022 đạt hơn 180 tỷ đồng.
Ước tính tình hình kinh doanh quý đầu năm, LTG cho biết doanh thu thuần dự đạt hơn 2.300 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 180 tỷ đồng. Công ty cũng nói thêm, việc chấm dứt hợp đồng với Syngenta không tác động đến tình hình kinh doanh hiện tại cũng như đối tác phân phối của Công ty, bằng chứng là quý 1/2022 lợi nhuận của LTG và mảng vật tư nông nghiệp không bị ảnh hưởng.
Trong đó, cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Lộc Trời bao gồm 6 ngành, bao gồm: nông sản, dịch vụ nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, cây giống, nghiên cứu và phát triển. Riêng mảng kinh doanh gạo, Tập đoàn Lộc Trời báo cáo hiện có 1.300 kỹ sư nông nghiệp liên kết bà con nông dân trồng lúa, đồng thời ký kết 110 nghìn ha bao tiêu tại tỉnh An Giang. Đồng thời, Lộc Trời còn đã tiêu thụ 1 triệu tấn lúa, doanh số đạt 12.000 tỷ đồng với các đối tác sẵn có.
Trong năm nay, Tập đoàn Lộc Trời còn lên kế hoạch chào bán 10 triệu cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược. Con số này tương ứng với tỷ lệ 12,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện nay của tập đoàn. Được biết, đối tượng được phát hành cổ phiếu là tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính và có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của tập đoàn, đồng thời có cam kết hợp tác với Lộc Trời trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm.
Đáng chú ý, cổ phiếu phát hành theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Sau khi việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ được hoàn tất, vốn điều lệ của Tập đoàn Lộc Trời sẽ tăng từ 806 tỷ đồng lên mức 906 tỷ đồng.
Đáng chú ý, toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.