meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu thị trường nhà đất có rơi vào suy thoái?

Thứ ba, 08/11/2022-06:11
Nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản khiến cho các chuyên gia nhận định rằng, ngành này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.

Khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản hiện nay

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã trình văn bản tới Thủ tướng Chính phủ về các kiến nghị tháo gỡ khó khăn dành cho ngành bất động sản, cụ thể là nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như người mua nhà. Các giải pháp này cũng nhằm giúp thị trường bất động sản phát triển một cách bền vững, an toàn cũng như lành mạnh. HoREA chỉ rõ, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng khó khăn. Và có thể, thời gian tới đây có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái.

Phía HoREA cũng chỉ rõ, hiện tại đã có một số Tập đoàn cũng như các doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước bài toán khó khăn khi mất thanh khoản hoặc sụt giảm thanh khoản. Và vấn đề được nêu ra chính là, những đơn vị này hiện tại đang thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm “cứu cánh” doanh nghiệp của mình để có thể tồn tại. Văn bản chỉ rõ, nhiều doanh nghiệp đang quyết định thu hẹp quy mô đầu tư từ dừng, trĩ hoãn các hoạt động một số dự án cho tới dừng triển khai dự án mới. Không những thế, các doanh nghiệp này còn quyết định dừng phát hành cổ phiếu hoặc IPO. Điều này đã ít nhiều tác động tới sự tăng trưởng cũng như phục hồi nền kinh tế và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.




Hiện tại, các tập đoàn cũng như doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản đang gặp không ít khó khăn.
Hiện tại, các tập đoàn cũng như doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản đang gặp không ít khó khăn.

Không ít doanh nghiệp còn quyết định tinh giản bộ máy cũng như cắt giảm nhân lực lao động. Không ít số liệu đã chỉ rõ, có nơi giảm tới 50% lực lượng lao động. Điều này đã tác động không nhỏ tới vấn đề an sinh xã hội hay giảm chất lượng cuộc sống của người lao động do tác động của việc giảm lương.

Nguyên nhân được chỉ rõ chính là do nguồn vốn tín dụng, trái phiếu hay huy động từ khách hàng đang bị “tắc”. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang lâm vào tình trạng đói vốn. Việc phải gồng mình vay vốn ngoài xã hội với nhiều rủi ro, lãi suất cao hoặc ít nhiều phải bán bớt tài sản, dự án hoặc sản phẩm với những mức chiết khấu cao, có nơi lên tới 40% là một trong những điển hình của tình trạng này. Xét về mặt lợi, điều này đã tạo cơ hội cho không ít người được mua bất động sản giá rẻ, thế nhưng xét về mặt bất cập, sẽ có những rủi ro do sản phẩm sẽ hình thành trong tương lai.

Việc bán dự án với những giá “bất ngờ” cũng tạo được nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực về kinh tế, tài chính mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhân cơ hội thôn tính, làm mất đi lợi thế doanh nghiệp nội địa hiện tại “thống lĩnh” thị trường bất động sản.  So với thời điểm khủng hoảng đóng băng” trong giai đoạn 2008 – 2013, tình thế của thị trường bất động sản hiện tại cũng có một số điểm tương đồng. Giai đoạn 2008 và 2011, phía Chính phủ đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng ngay lập tức.




Không ít doanh nghiệp còn quyết định tinh giản bộ máy cũng như cắt giảm nhân lực lao động. Không ít số liệu đã chỉ rõ, có nơi giảm tới 50% lực lượng lao động.
Không ít doanh nghiệp còn quyết định tinh giản bộ máy cũng như cắt giảm nhân lực lao động. Không ít số liệu đã chỉ rõ, có nơi giảm tới 50% lực lượng lao động.

Vào năm 2007 và 2009, Chính phủ lại thực hiện nới lỏng tiền tệ đi đôi với tín dụng kích cầu với gói1 tỷ USD nhưng do chưa kiểm soát nên thị trường đã có sự xuất hiện của “bong bóng”. Năm 2013 vừa qua, với gói kích cầu tiêu dùng với 30.000 tỷ đồng với thực chi lớn hơn rất nhiều, chủ yếu dành hỗ trợ cho người nhà ở xã hội cũng như nhà thương mại dưới 1,05 tỷ đồng cũng như các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội giúp thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2013.

Và năm 2022, Quốc hội cũng như Chính phủ đã quyết định “tung ra” gói 350.000 tỷ để hỗ trợ phục hồi kinh tế, sản xuất, kinh doanh sau Covid-19. Với 40.000 tỷ đồng (2% lãi suất) và 15.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà xã hội, thuê trọ. Nhưng phần lớn gói này dành để phát triển kết cấu hạ tầng, đường giao thông là chính sách rất đúng đắn, tạo điều kiện cho nền kinh tế và thị trường bất động sản phát triển trong trung, dài hạn.

Giải pháp nào dài hơi cho thị trường bất động sản?

Rất nhiều các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp liên quan tới việc làm sao để ổn định tình hình thị trường nhà đất hiện tại. Mới đây, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ rõ, hiện tại hệ thống pháp luật liên quan tới kinh doanh, đầu tư, xây dựng bất động sản vẫn còn ít nhiều bất cập và cần phải sửa đổi. Chưa có sự thống nhất về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất. Không những thế, các quy định liên quan đến giá đất, quyền sử dụng đất, quy định về thời hạn cũng chế độ sử dụng các loại hình bất động sản cũng phải cần có sự sửa đổi. Không những thế, cơ cấu sản phẩm bất động sản cũng chưa thực sự phù hợp.




Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ rõ những hướng giải quyết cho thị trường bất động sản.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ rõ những hướng giải quyết cho thị trường bất động sản.

Bất động sản du lịch hiện tại đang có biểu hiện của sự dư thừa và hiện tại, loại hình bất động sản phổ biến nhiều hơn cả chính là phân khúc trung cấp và cao cấp. Trong khi đó, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân cũng như nhà thương mại cho thu nhập thấp, trung bình vẫn còn thiếu trầm trọng. Hiện tại, nhà ở xã hội mới đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu.

Các Bộ, ngành cũng cần nghiên cứu cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo đồng bộ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, lành mạnh. Hệ thống thông tin về thị trường bất động sản cũng cần xây dựng, hoàn thiện rõ cơ sở pháp lý cũng như tăng cường hơn nữa việc tránh dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

Ngoài ra, cần kiểm soát cũng như ngăn chặn tình trạng đầu cơ bất động sản, hoàn thiện chính sách thuế, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng cũng như các hoạt động huy động vốn, ngăn chặn các hiện tượng tung tin đồn thổi đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi một cách bất hợp pháp.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước