Liên tục “lùi bước” trước ngưỡng cản, thị trường chứng khoán liệu có thiết lập mô hình 3 đỉnh?
BÀI LIÊN QUAN
Bị vợ "ép" mua nhà 169m2, giá 61 tỷ đồng, 3 năm sau doanh nhân lãi to vì thoát nạn "sụt hố" chứng khoán, giá nhà tăng vọt gấp 3 lầnNhững yếu tố nào định hình xu hướng thị trường chứng khoán nửa cuối 2023?Thị trường chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao trong tháng 7?Theo Nhịp sống thị trường, sau nhịp tăng có phần hơi “vội”, chỉ số VN-Index đang cho thấy dấu hiệu chững lại rõ rệt. Nỗ lực chinh phục đỉnh cũ bất thành khiến thị trường điều chỉnh hơn 8 điểm trong phiên giao dịch vừa qua 6/7, về mức 1.126 điểm. Tính từ giữa tháng 6 đến nay, chỉ số cũng đã ghi nhận 3 lần “lùi bước” trước ngưỡng cản. Động lực tăng trưởng suy yếu khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng thị trường có khả năng sẽ thiết lập mô hình 3 đỉnh.
Liệu thị trường có thiết lập mô hình 3 đỉnh?
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, mô hình 3 đỉnh được coi như biến thể của mô hình giá 2 đỉnh, bởi sau khi tạo 2 đỉnh mà không thể phá đường Neckline nên tạo ra đỉnh thứ 3. Mô hình giá này thường xuất hiện ở cuối các chu kỳ tăng giá, thị trường dự đoán sẽ có biến động đảo chiều sang giảm.
Vị chuyên gia nhận định, rất khó để đánh giá xu hướng thị trường chỉ sau một đêm giảm điểm, nhưng dấu hiệu của phiên phân phối đỉnh cũng đã xuất hiện. Cụ thể, hầu hết trong những phiên tăng điểm thanh khoản rất thấp, trong khi các phiên điều chỉnh thanh khoản lại tăng cao. Điều này phản ánh áp lực bán cao hơn đáng kể so với lực cầu mua vào.
Tuy nhiên, để khẳng định đỉnh phân phối hay chưa cần xem xét thị trường đã chuyển xu hướng giảm hay chưa. Và để có thể xác định xu hướng, nhà đầu tư cần quan sát ngưỡng 1.115 điểm. Thị trường chủ yếu trong trạng thái thay vì xu hướng đang tăng mở rộng, nhưng nếu thủng ngưỡng 1.115 điểm thì khả năng thiết lập mô hình 3 đỉnh là rất lớn.
Rủi ro của thị trường vẫn ở mức cao
Theo quan sát của các chuyên gia, giai đoạn rủi ro của thị trường vẫn ở mức cao.
Thứ nhất, từ giữa tháng 4 đến nay nhiều cổ phiếu đã hồi phục mạnh từ đáy, thậm chí nhiều mã đã tăng bằng lần. Thời điểm những mã tăng nóng nhiều hơn cũng là khi rủi ro của thị trường tăng cao hơn. Đặc biệt trong những phiên lắc mạnh thường tạo áp lực bán tháo lên những cổ phiếu đầu cơ đã tăng nóng. Bởi nhà đầu tư thường có tâm lý cầm sẵn cổ phiếu và chờ bán.
Thứ hai, định giá thị trường không đã không còn thực sự hấp dẫn. Nhịp phục hồi có phần hơi vội đã khiến định giá của chỉ số lên mức quanh 13.x lần - cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Trong khi đó, động lực tăng trưởng của thị trường đang trở nên ngày càng mờ nhạt hơn.
Bên cạnh đó, mức chênh lệch giữa lợi suất tiết kiệm với đầu tư chứng khoán hiện đang dao động ở mức gần 0%. Điều này cho thấy định giá chứng khoán không quá hấp dẫn để thu hút thêm dòng tiền mới trong ngắn hạn.
Mặt khác, các chuyên gia đánh giá những số liệu vĩ mô công bố không mấy khả quan cũng là một tác động đáng kể đến tâm lý thị trường. Tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối chậm trong khi lãi suất điều hành bắt đầu hạ kể từ tháng 3 khiến giới đầu tư tỏ ra quan ngại về độ “ngấm” của chính sách đối với nền kinh tế.
Ông Nguyễn Thế Minh cho biết, khi nào kết quả kinh doanh quý 2 công bố mới có thể biết lợi nhuận thị trường so với định giá cổ phiếu có thực sự hấp dẫn hay không. Vị chuyên gia cho rằng, thị trường cần một mức chiết khấu sâu hơn để định giá lại. Chỉ số VN-Index có thể nhúng về mức 1.090 - 1.095 điểm khi giá đã được chiết khấu đáng kể để hấp dẫn dòng tiền. Kết quả kinh doanh quý 2 công bố và giá cổ phiếu chiết khấu thì nhà đầu tư mới nên cân nhắc tham gia trở lại thị trường.
Những yếu tố định hình xu hướng thị trường chứng khoán nửa cuối năm
Trong báo cáo triển vọng nửa cuối năm 2023, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, sẽ có 4 yếu tố chính định hình xu hướng thị trường chứng khoán.
Trước tiên là xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất. Chứng khoán KBSV dự báo, từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động tiếp tục xu hướng giảm, với mức lãi suất huy động bình quân 12 tháng của các ngân thương mại về quanh mức 6,7%. Lãi suất cho vay dù có độ trễ, nhưng cũng sẽ có xu hướng giảm là chủ đạo với mức giảm so với đầu năm 2023 ở mức 1 - 1,3%.
Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh áp lực lạm phát trong nước hạ nhiệt, công ty chứng khoán này cho rằng việc Fed giữ nguyên quan điểm diều hâu là rủi ro chính cản trở xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, từ đó tiềm ẩn các rủi ro đối với thị trường chứng khoán.
Tiếp đến, một yếu tố khác là đến từ rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Các vấn đề của thị trường được đánh giá là không còn sự kiện “Thiên Nga Đen” trong năm nay do nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị từ trước, những tác động về mặt tâm lý được giảm thiểu một cách tối đa và không gây ra các cú shock như năm 2022. Trên thực tế, một số sự kiện chậm trả lãi và gốc đã diễn ra từ cuối năm 2022 đến nay, tuy quy mô không nhỏ nhưng tác động lên thị trường chung là không đáng kể.
Cuối cùng, một trong số các rủi ro lớn nhất mà thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối trong giai đoạn nửa cuối năm là việc mặt bằng lãi suất tại Mỹ vẫn ở mức cao làm gia tăng rủi ro suy thoái tại Mỹ nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Theo đó, KBSV dự báo nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dòng vốn đầu tư sụt giảm, xuất khẩu suy yếu và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết kém khả quan.