meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát, dịch bệnh tại Trung Quốc ảnh hưởng tới nền kinh tế Đông Nam Á

Thứ bảy, 28/05/2022-10:05
NESDC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của Thái Lan xuống mức 2,5% - 3,5% từ mức dự báo 3,5% - 4,5% trước đó...

Theo VnEconomy, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã từng kỳ vọng sẽ phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ trong năm nay, vừa phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của mình trong bối cảnh lạm phát leo thang căng thẳng và tình hình phong toả phòng chống Covid-19 phức tạp tại Trung Quốc.

Theo tờ Nikkei Asia, Thái Lan và Philippines đều vừa báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2022 nhưng dự báo tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng trước đó thời gian tới.

Uỷ ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC) vào ngày 17/5 công bố GDP thực tế trong quý I đạt mức 2,2% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý tăng trưởng dương thứ hai liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế quý 4/2021 của nước này là 1,8%.





NESDC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của Thái Lan xuống mức 2,5% - 3,5% từ mức dự báo 3,5% - 4,5% trước đó.
NESDC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của Thái Lan xuống mức 2,5% - 3,5% từ mức dự báo 3,5% - 4,5% trước đó.

Nghành dịch vụ của Thái Lan đã phục hồi mạnh mẽ ngay sau khi Chính phủ có chính sách nới lỏng những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và cho phép khách quốc tế nhập cảnh. Xuất khẩu tiếp tục duy trì mạnh mẽ nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi dần.

Mặc dù vậy, NESDC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong cả năm nay của Thái Lan xuống còn khoảng 2,5 - 3,5% từ mức dự báo 3,5 - 4,5%. Chi tiêu tiêu dùng của Thái Lan được dự báo sẽ suy yếu khi thu nhập của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng trong đại dịch.

Theo một chủ sạp bán thực phẩm tại thủ đô Bangkok, được biết giá thịt lợn khô tại thành phố này đã tăng khoảng 20% trong tháng 2. "Thịt lợn và dầu hiện đang đắt lên chưa từng thấy, khách hàng ngày càng tiết kiệm hơn và doanh thu vẫn giảm kể cả khi tôi có tăng giá", người này cho biết.





Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã từng kỳ vọng sẽ phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ trong năm nay, vừa phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của mình trong bối cảnh lạm phát leo thang căng thẳng và tình hình phong toả phòng chống Covid-19 phức tạp tại Trung Quốc.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã từng kỳ vọng sẽ phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ trong năm nay, vừa phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của mình trong bối cảnh lạm phát leo thang căng thẳng và tình hình phong toả phòng chống Covid-19 phức tạp tại Trung Quốc.

Còn tại Philippines, quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng, triển vọng kinh tế cũng đang dần trở nên u ám hơn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý 1 của nước này đã tăng trưởng tới 8,3% nhờ việc nới lỏng những biện pháp hạn chế phòng dịch và sự phục hồi trong chi tiêu tiêu dùng.

Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng từ 7% - 9% cho cả năm. Mặc dù vậy, theo ông Ramon Lopez, Bộ trưởng thương mại và Công nghiệp Philippines, GDP của nước này sẽ chỉ tăng khoảng 6% trong năm nay do ảnh hưởng từ cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraine.

Giá cả hàng hoá leo thang lại là cú hích lớn cho nhiều quốc gia xuất khẩu tài nguyên của mình. Indonesia được biết là nước xuất khẩu than đá và dầu cọ hàng đầu thế giới đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 5%, đánh dấu quý tăng trưởng dương thứ 4 liên tiếp.





Uỷ ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC) vào ngày 17/5 công bố GDP thực tế trong quý I đạt mức 2,2% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý tăng trưởng dương thứ hai liên tiếp.
Uỷ ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC) vào ngày 17/5 công bố GDP thực tế trong quý I đạt mức 2,2% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý tăng trưởng dương thứ hai liên tiếp.

Mặc dù vậy, giá cả thực phẩm và nhiên liệu đã giáng một đòn trực tiếp vào ví tiền của nhiều hộ gia đình Indonesia. Để có thể xoa dịu được nỗi bất bình của người dân, Chính phủ Indonesia vào cuối tháng trước đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ - động thái này có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu cũng như động lực kinh tế chủ chốt của quốc gia Đông Nam Á này.

Được biết, số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng cao lên tại Trung Quốc cũng gây ra nhiều nỗi lo lắng. Việc ngày càng có nhiều thành phố của Trung Quốc bị phong toả đã làm chậm đà tăng trưởng kinh tế của nước này và làm gián đoạn đi chuỗi cung ứng. Đối với các nền kinh tế Đông Nam Á có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc cũng sẽ có sự tác động lan ra khắp khu vực.

Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận giảm 20% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam cũng đã suy giảm trong bối cảnh xuất khẩu sang Nga có xu hướng giảm mạnh, cũng như nhiều vấn đề về hải quan và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.





Theo tờ Nikkei Asia, Thái Lan và Philippines đều vừa báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2022 nhưng dự báo tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng trước đó thời gian tới.
Theo tờ Nikkei Asia, Thái Lan và Philippines đều vừa báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2022 nhưng dự báo tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng trước đó thời gian tới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tháng trước dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,5% trong năm 2022, nhưng cũng cho rằng kịch bản này sẽ khó trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, động thái siết chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ cũng đã tăng thêm áp lực đối với nền kinh tế Đông Nam Á. Nhiều lần tăng lãi suất mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thúc đẩy dòng vốn chảy khỏi các nền kinh tế mới nổi và làm suy yếu tiền tệ của các nước này, từ đó đẩy nhanh tốc độ của lạm phát.





Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) trong tháng trước cũng đã tuyên bố sẽ "thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ của mình".
Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) trong tháng trước cũng đã tuyên bố sẽ "thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ của mình".

Nhiều ngân hàng trung ương tại Đông Nam Á đối mặt với áp lực ngày càng lớn phải "tiếp bước" Mỹ và từ bỏ chính sách lãi suất thấp từng là động lực thúc đẩy nên tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) vào hôm 11/5 vừa qua đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 4 năm qua từ 1,75% lên mức 2%.

Còn Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) trong tháng trước cũng đã tuyên bố sẽ "thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ của mình".

Hoe Ee Khor, nhà kinh tế trưởng tại Văn phòng Nghiên cứu Vĩ mô ASEAN +3 nhận định rằng: "Trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), rủi ro tài chính của nhiều nền kinh tế vẫn đang ở mức cao do đai dịch Covid-19, chính sách tài chính vĩ mô tại các nước này sẽ tiếp tục được tập trung vào việc giảm bớt tác động của đại dịch đối với nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp và hỗ trợ sự phục hồi kinh tế".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

5 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

5 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

5 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

5 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

5 giờ trước