meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kỷ nguyên mới của ngành ô tô Việt Nam khi chính thức đặt chân lên đất Mỹ: Khi giấc mơ còn dang dở của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trở thành sự thật

Chủ nhật, 01/01/2023-17:01
Ngày 25/11/2022, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, VinFast đã chính thức xuất khẩu ô tô điện sang Mỹ. Điều đáng nói, 999 chiếc VF8 này chỉ đơn giản là đơn hàng đầu tiên trên tổng số 65.000 đơn hàng VinFast đã nhận được trên phạm vi toàn cầu. Nhiều người khi chứng kiến giây phút huy hoàng này đã không khỏi thốt lên: “Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hiện thực hóa được giấc mơ ‘cắm cờ’ trên đất Mỹ chỉ sau 6 năm”. 

Vào những ngày cuối tháng 11, cộng đồng mạng Việt Nam liên tục xôn xao trước hình ảnh của một con tàu khổng lồ xuất hiện ngoài khơi cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Lần này, con tàu khổng lồ tên Silver Queen không phải đến để giao xe mà là thực hiện một sứ mệnh mới, tạo ra bước ngoặt cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Cụ thể, con tàu dài đến 18m này chuyên chở 999 chiếc VinFast VF8 đến California (Mỹ) với mục đích bán lại cho thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.


Ngày 25/11/2022, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, VinFast đã chính thức xuất khẩu ô tô điện sang Mỹ
Ngày 25/11/2022, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, VinFast đã chính thức xuất khẩu ô tô điện sang Mỹ

Dễ dàng thấy được rằng, từ chỗ bị xem là “đến cái ốc vít còn không thể làm nổi”, Việt Nam cuối cùng đã có những chiếc xe điện đầu tiên, là sản phẩm kết tinh của những trí tuệ cao nhất trong ngành công nghiệp ô tô, xuất khẩu đi Mỹ; đồng thời mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Điều này đúng như lời nhận xét của Thủ tướng phạm Minh Chính: “VinFast mở ra kỷ nguyên sản xuất xe ô tô điện tại Việt Nam đủ đẳng cấp xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu, ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ngành công nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới”.

Mở ra kỷ nguyên mới cho ô tô Việt

Nhớ lại thời điểm năm 2016, trong buổi gặp mặt với các cán bộ lãnh đạo của Viettel, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng khẳng định rằng: “Vấn đề đi ra nước ngoài của Vingroup không định hướng là lợi nhuận mà là cắm cờ. Nếu cắm vào Myanmar, Campuchia và Lào thì không oai cho lắm. Đã thế cắm hẳn vào chỗ nào oai nhất mà vẫn kinh doanh được cho nó oách”. Từ đó đến nay, đã 6 năm trôi qua và nhiều người vẫn chờ đợi đến này ông chủ Vingroup có thể hiện thực hóa câu nói này. Và hiện tại, mọi thứ đã trở thành sự thật. 

Cuối tháng 11 vừa qua, sự kiện 999 chiếc xe điện VinFast VF8 được xuất khẩu sang Mỹ chỉ là khâu hoàn tất bước đầu cho công đoạn chuẩn bị thần tốc, táo bạo nhưng cũng không kém phần tốn công sức, tiền bạc của VinFast nhằm chính thức đặt nền móng kinh doanh ô tô điện ở thị trường Mỹ.


Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong các năm từ 2018 đến 2021, số lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước lần lượt đạt số lượng 287.586 xe năm 2018, 339.151 xe năm 2019, 323.892 xe năm 2020 và cuối cùng là 346.876 xe năm 2021
Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong các năm từ 2018 đến 2021, số lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước lần lượt đạt số lượng 287.586 xe năm 2018, 339.151 xe năm 2019, 323.892 xe năm 2020 và cuối cùng là 346.876 xe năm 2021

Trước đó, VinFast đã tham dự triển lãm Los Angeles Autoshow diễn ra vào ngày 17/11/2021, đồng thời trình làng 2 mẫu xe điện đầu tiên là VF8 và VF9 (tên gọi thời điểm đó VinFast VF e45 và VF e36) cùng với lời công bố trở thành một thương hiệu toàn cầu. Đến tháng 1 năm nay, hãng tiếp tục có mặt ở CES 2022 cùng hàng loạt các sản phẩm hoàn chỉnh với 5 mẫu ô tô xe điện thuộc các phân khúc A, B,C,D,E. Cũng tại đây, hãng đã công bố dừng hoàn toàn việc sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong và chỉ chuyên tâm sản xuất xe điện. Cho đến giữa năm, VinFast tiếp tục công bố mở  showroom tại bang California (Mỹ), tọa lạc tại các vị trí đắc địa. Hãng ô tô Việt còn hoàn tất những thủ tục về việc mở một nhà máy ở bang Bắc Carolina với tổng trị giá lên đến 4 tỷ USD, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 7.500 việc làm cho lao động Mỹ khi chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2024. 

Chốt năm 2022, hãng cũng công bố đã nộp hồ sơ IPO lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ cùng với dự kiến sẽ niêm yết trên sàn Nasdaq với mã VFS. Đồng thời, những chiếc VinFast VF8 “Make in Vietnam” đầu tiên cũng sẽ đến tay người tiêu dùng Mỹ ngay trong tháng 12, đánh dấu một năm với rất nhiều sự kiện lớn của thương hiệu ô tô Việt Nam. 

Viết tiếp giấc mơ còn dang dở của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Từ khoảng 20 năm trước, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bắt đầu phát triển, tức là chậm hơn khoảng 30 năm so với các nước khác trong khu vực. Sau thời gian dài “đóng băng”, mấy năm trở lại đây ngành công nghiệp Việt Nam đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trong các năm từ 2018 đến 2021, số lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước lần lượt đạt số lượng 287.586 xe năm 2018, 339.151 xe năm 2019, 323.892 xe năm 2020 và cuối cùng là 346.876 xe năm 2021.

Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, có đến khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô, đáp ứng được 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn bị cho là bị phân tán và rời rạc. Năm 2004, sự xuất hiện của Vinaxuki của ông Bùi Ngọc Huyên cùng sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2006-2008 đã mang đến nhiều kỳ vọng vào một thế lực mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Chiến lược sai lầm cùng gánh nặng về vốn đã khiến cái tên này dần biến mất khỏi bản đồ ô tô trong nước.

Thực tế cho thấy, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất ô tô nào muốn thành công, bên cạnh thị trường nội địa còn phải hướng đến xuất khẩu, tối ưu hóa chi phí, tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh. Đây chính là con đường mà VinFast đang lựa chọn. Nhiều chuyên gia nhận định, việc VinFast xuất khẩu những chiếc ô tô điện đầu tiên sang Mỹ đã nhen nhóm giấc mơ đưa ô tô Việt ra thị trường quốc tế. 


Thực tế cho thấy, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất ô tô nào muốn thành công, bên cạnh thị trường nội địa còn phải hướng đến xuất khẩu, tối ưu hóa chi phí, tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh
Thực tế cho thấy, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất ô tô nào muốn thành công, bên cạnh thị trường nội địa còn phải hướng đến xuất khẩu, tối ưu hóa chi phí, tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh

Đặc biệt, công ty này còn có sự hậu thuẫn vô cùng lớn từ Vingroup – Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tổ hợp nhà máy của VinFast ở khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải có diện tích lên đến 335 ha cùng công suất 250.000-500.000 xe/năm. VinFast còn sẵn sàng bắt tay với những đối tác có tiếng tăm hàng đầu thế giới như Pinifarina, Bosch, BMW, CATL…  để tiến nhanh hơn trong mục tiêu của mình nhưng vẫn có được nền móng vững chắc. 

Tuy nhiên, xuất khẩu ô tô chỉ là bước đầu trong kế hoạch “cắm cờ” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên xứ sở cờ hoa. Trong tương lai không xa, thương hiệu của ô tô Việt kỳ vọng sẽ tạo nên những chiếc ô tô “made in USA” để bán tại thị trường Bắc Mỹ. Ngày 29/3/2022, VinFast đã ký thỏa thuận sơ bộ về việc rót khoản đầu tư ban đầu với trị giá 2 tỷ USD, xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện và pin cho xe điện ở bang Bắc Carolina (Mỹ). Được biết, thỏa thuận này nằm trong kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD của VinFast vào tổ hợp nhà máy sản xuất đầu tiên tại thị trường Mỹ. 

“Với việc đặt nhà máy sản xuất ngay tại thị trường Mỹ, VinFast có thể bình ổn giá cũng như rút ngắn thời gian giao hàng, giúp xe điện của chúng tôi tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn”, bà Lê Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu khẳng định.

Đông thái mở nhà máy sản xuất xe điện cũng như pin xe điện của VinFast tại Mỹ được xem là hoàn toàn đúng đắn. Không lâu sau đó, Mỹ đã phê duyệt một đạo luật là Inflation Reduction Act (tạm dịch là Đạo luật Cắt giảm Lạm phát), đưa ra hàng loạt quy định khắt khe hơn đối với việc cung cấp cho người mua xe điện khoản trợ giá lên đến 7.500 USD. Với quy định này, những chiếc xe có nguồn gốc sản xuất/lắp ráp tại Mỹ cùng giá thành dưới 55.000 USD với sedan; dưới 80.000 USD với bán tải và SUV, pin xe điện có cấu thành tới từ Mỹ hoặc quốc gia mà Mỹ ký kết hiệp định thương mại sẽ có đủ điều kiện nhận mức trợ giá nói trên. Một khi được sản xuất tại Mỹ, những chiếc ô tô điện của VinFast sẽ có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này, nhận được trợ giá, tăng cao ưu thế cạnh tranh với các đối thủ. 

Vẫn còn nhiều thách thức

Năm 2022 là thời điểm vàng để có thể gia nhập thị trường ô tô điện. Tuy nhiên, nhiều hãng xe vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong việc đẩy mạnh sản xuất do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, thiếu chip bán dẫn. Đặc biệt, thiếu pin là vấn đề nan giải nhất.   


Một khi được sản xuất tại Mỹ, những chiếc ô tô điện của VinFast sẽ có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này, nhận được trợ giá, tăng cao ưu thế cạnh tranh với các đối thủ
Một khi được sản xuất tại Mỹ, những chiếc ô tô điện của VinFast sẽ có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này, nhận được trợ giá, tăng cao ưu thế cạnh tranh với các đối thủ

Để tự chủ về nguồn cung pin vốn được xem là “chìa khóa” nhằm tăng tốc sản xuất ô tô điện cả Vingroup và VinFast đã chi nghìn tỷ đồng để liên tục mở 2 nhà máy pin mới chỉ trong vòng 12 tháng qua. Theo hãng, đây là chiến lược “kiềng 3 chân”, không chỉ mua pin từ các nhà sản xuất pin tốt nhất thế giới mà còn hợp tác với những đối tác để sản xuất pin và tự nghiên cứu cũng như phát triển, sản xuất pin. Thách thức lớn nhất của kế hoạch kinh doanh của VinFast trong sân chơi toàn cầu là ẩn số về chuỗi cung ứng.  

Chia sẻ với Nikkei Asia, CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy cho biết, mục tiêu của hãng là bán được 1 triệu xe điện trên toàn cầu trong vòng 5-6 năm tới. Có thể nói, đây là một con số vô cùng tham vọng, bởi Tesla phải mất đến 12 năm mới có thể 100.000 chiếc xe điện đầu tiên; trong khi 2 startup Trung Quốc là Nio cũng như Xpeng đều mất khoảng 6 năm để đạt được mức doanh số tương tự.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

17 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

17 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

23 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

23 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

23 giờ trước