Top 7+ kỹ năng lãnh đạo giúp sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng mềm mà bạn sẽ sử dụng trong khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác nhằm hoàn thành một mục đích chung. Cho dù bạn đang ở vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý dự án hay quản lý một đội nhóm nhỏ… thì kỹ năng này vẫn luôn quan trọng. Bạn có sẽ có khả năng thúc đẩy người khác thực hiện để hoàn thiện một loạt các nhiệm vụ, thông thường sẽ theo một lịch trình được đặt sẵn. Lãnh đạo không đơn giản là một kỹ năng mà trong nó còn tập hợp rất nhiều kỹ năng nhỏ khác.
Bạn phải biết rằng, các nhà lãnh đạo dường như xuất hiện trong những tình huống khủng hoảng nhất và là người giải quyết được những vấn đề đó. Bởi có lẽ, ngay từ khi sinh ra, phẩm chất của một nhà lãnh đạo là không ngại thử thách và cảm thấy phấn khích khi vượt qua nó để giành chiến thắng.
Bên cạnh đó, một người quản lý giỏi cũng cần hội tụ nhiều tố chất khác. Họ phải có tầm nhìn xa trông rộng, có những khả năng kết nối sự việc, phân tích, lên ý tưởng, xây dựng chiến lược với tầm nhìn đó. Đòi hỏi họ phải biết cải cách và không chống lại sự thay đổi. Là những con người dám ước mơ, dám thực hiện, dám trở nên khác biệt và sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Quản lý hay lãnh đạo là quá trình làm việc cùng với các cá nhân, đội, nhóm và nhiều nguồn lực khác. Quá trình này được thử thách và đánh giá thông qua việc đạt hay không đạt mục đích của tổ chức và thực hiện nhiều kỹ năng khác nhau. Trước hết, người tiến hành quản lý phải có những kiến thức nền tảng về các vấn đề như kinh doanh, marketing, tài chính doanh nghiệp, công nghệ, sản xuất,... Những vấn đề này là yêu cầu kiên quyết bởi nó sẽ gắn chặt với quá trình ra quyết định. Như vậy, muốn trở thành nhà quản lý tài ba thì bắt buộc bạn phải có những kỹ năng cần thiết.
Một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp đòi hỏi sự kiên nhẫn, lắng nghe, đồng cảm, tin cậy, giỏi giao tiếp, xây dựng môi trường tập thể, sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt, sẵn sàng đối mặt khó khăn hay rủi ro, có khả năng truyền đạt, giảng dạy, cố vấn. Các lãnh đạo giỏi sẽ tạo ra nguồn lực mạnh cho tổ chức, công ty. Họ có thể đảm bảo hoạt động của các đội, nhóm trong doanh nghiệp và duy trì các kế hoạch, dự án hoặc công việc của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất.
Vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong tổ chức
Tại mỗi một tổ chức, công ty, đội, nhóm nào đều cần có người lãnh đạo tài giỏi. Người lãnh đạo đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất, kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn mới có thể quản lý và dẫn dắt các hoạt động của tập thể đi theo đúng hướng đã đề ra.
Một tổ chức sẽ như một con thuyền và thuyền trưởng chính là người lãnh đạo đứng đầu tổ chức đó. Họ phải biết cách điều khiển để con tàu có thể di chuyển theo ý muốn của mình, có thể hoạt động hết công suất để đến đích một cách an toàn và nhanh chóng. Người lãnh đạo của tổ chức cũng như vậy, họ là người xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triển khai, điều phối cả một tập thể từ vài người đến hàng trăm, nghìn con người. Dưới sự điều phối nhịp nhàng đó, các nhân viên có thể làm việc một cách nhịp nhàng, năng suất hơn. Kết quả là, cả tập thể đều đạt được hoặc vượt qua được những mục tiêu chung đã đề ra.
Có thể thấy rằng, người đứng đầu tổ chức bắt buộc phải sở hữu kỹ năng lãnh đạo và phải biết cách áp dụng nó vào công việc một cách chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, kỹ năng này còn cần thiết đối với các thành viên khác trong tổ chức, công ty. Đặc biệt tại các doanh nghiệp lớn thường có bộ máy lãnh đạo được phân chia nhiều cấp bậc. Điền này sẽ giúp phân bổ nhiệm vụ công việc, tăng năng suất và giúp tất cả thành viên trong doanh nghiệp được cống hiến trong môi trường công bằng. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích và kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Một số kỹ năng lãnh đạo cần thiết cho công việc của bạn
1. Quản lý mọi sự biến động
Quá trình quản lý biến động bao gồm các khả năng về việc hoạch định, tổ chức, điều hành doanh nghiệp hoặc các công việc cá nhân khác. Hoạch định được hiểu là quá trình thiết lập ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch và chiến lược để tiến hành các mục tiêu đó. Tại giai đoạn này, công việc của người lãnh đạo là dự kiến những khó khăn, vướng mắc hay biến động của thị trường để đưa ra những kế hoạch dự phòng.
Người lãnh đạo giỏi, có tầm sẽ luôn trăn trở về con đường hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Họ luôn suy nghĩ trước tương lai của 5, 10 hay 20 năm sau để xây dựng sẵn những chiến lược, mục tiêu cho công ty. Trong đó, xu hướng toàn cầu hóa đang ảnh hưởng rất mạnh đến tương lai. Việc hoạt động của doanh nghiệp trong 5, 10 hay 20 năm nữa cũng cần được các nhà lãnh đạo định vị trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.
2. Trở thành người truyền cảm hứng
Là một người lãnh đạo tốt thì phải chủ động nhận trách nhiệm chung, đương đầu với thử thách và sẵn sàng giải quyết sự việc. Bên cạnh đó, họ còn là những người ảnh hưởng tới tinh thần và hiệu suất công việc của nhân viên. Những người lãnh đạo phải biết cách tạo ra môi trường làm việc tốt, cởi mở, tự do sáng tạo cho nhân viên. Chủ động phê bình và khen thưởng nhân việc đúng lúc, đúng mức.
Ngoài ra, người lãnh đạo cũng là người được quyền huấn luyện và phát triển cũng như trao quyền hạn cho nhân viên. Việc này cũng là một kỹ năng và cần có sự rèn luyện. Bởi nhà lãnh đạo phải nhìn nhận được những nhân viên giỏi để họ có thể cộng sự và cùng họ phát triển kế hoạch của công ty.
3. Khả năng giao tiếp và ứng xử
Việc giao tiếp và ứng xử đòi hỏi các vị lãnh đạo có sự tinh tế, linh hoạt và nhiều kinh nghiệm xã hội. Bởi, những điều này sẽ nâng cao sự hiểu biết, thấu hiểu, tôn trọng đối phương để có thể công nhận một cách thuyết phục những giá trị và nhu cầu của những đối tượng giao tiếp. Việc công nhận cũng như chia sẻ các giá trị, thành tựu của người khác không phải ai cũng làm được dù giá trị đó đến từ cấp trên, đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn. Vì vậy, phải có sự rèn luyện thì mới có thể giao tiếp một cách văn minh, xử lý mâu thuẫn và thương lượng thuận lợi.
4. Sử dụng giá trị truyền thông
Kỹ năng lãnh đạo yêu cầu việc gửi, nhận thông tin bằng một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả. Có thể thấy, việc nói, trình bày và thuyết phục đang được coi là kỹ năng truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo. Chẳng hạn, bạn có ý tưởng, kế hoạch rất hay nhưng không thể truyền đạt hay thuyết phục người khác tin tưởng và thực hiện theo thì chắc chắn kế hoạch đó thất bại. Mô hình người lãnh đạo làm việc một mình đã bị đào thải trong giai đoạn hiện nay bởi người ta thường nói “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”. Nhiều nhà lãnh đạo mắc phải điểm yếu là không biết lắng nghe. Bởi, biết cách nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố kiên quyết cho công việc phát triển.
5. Biết cách tự động viên
Lãnh đạo luôn là người chịu nhiều mệt mỏi và áp lực nhất trong doanh nghiệp nhưng lại khó có người giúp họ giải tỏa những nỗi lo. Vì vậy, việc tự động viên cũng là kỹ năng cần thiết cho người lãnh đạo để duy trì tinh thần lạc quan và luôn có cái nhìn tích cực trong công việc. Khi bạn là một người lãnh đạo, đừng nên chờ đợi sự công nhận hay động viên từ người khác bởi chính bạn mới nhận thấy những điểm mạnh, sự đóng góp và những thành công của mình. Một người lãnh đạo thành công luôn tự đem đến cho bản thân những tiêu chuẩn rất cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng trong trường hợp thất bại cũng không bị bi quan.
6. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Hai khối kiến thức bắt buộc mỗi người lãnh đạo phải có: Một là kiến thức và kỹ năng chuyên môn về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quan về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế - xã hội hay các kiến thức kinh doanh quốc tế và xu hướng phát triển… Hãy lưu ý rằng, kiến thức sẽ thay đổi theo từng ngày, do đó các nhà quản lý bắt buộc phải cập nhật liên tục và chủ động trong việc tích lũy kiến thức.
7. Năng lực tư duy và xử lý thông tin
Kỹ năng lãnh đạo còn đòi hỏi ở bạn khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin thật hiệu quả. Nhằm đưa ra được những quyết định và lựa chọn chính xác nhất. Điều này có thể dựa vào bốn thành phần chính:
- Một là, kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định chính xác;
- Hai là, kỹ năng phân tích tài chính và định lượng, theo đó người lãnh đạo phải hiểu được các con số tài chính và có khả năng phân tích chúng để phục vụ quá trình quản lý;
- Ba là, người lãnh đạo phải có khả năng sáng tạo và phát triển các phương án giải quyết vấn đề;
- Bốn là, khả năng xử lý các chi tiết, để xử lý hiệu quả thì nhà lãnh đạo cần chọn lọc được thông tin quan trọng trong vô số các thông tin, vẫn giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết quan trọng.
Người lãnh đạo, quản lý tốt cần phải sử dụng thành thạo những kỹ năng trên để có thể làm việc với đội nhóm, nhân viên của mình một cách hòa hợp. Mỗi người đều có một mong muốn riêng nhưng mục đích cuối cùng là chinh phục được con đường sự nghiệp của mình. Vì vậy, để thực hiện được ước mơ của bản thân, mỗi người hãy tự chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, trong đó cần nhìn nhận rõ hơn về vai trò và lợi ích của kỹ năng lãnh đạo.